" />
PESCONS CONSTRUCTIONS

Tải trọng móng bao gồm các tác động lực và các tác động không phải lực (phi lực) lên công trình

Tải Trọng Móng Là Gì? Quy Trình Tính Tải Trọng Móng Chuẩn Nhất

Nền móng chắc chắn là một trong những yếu tố quyết định chất lượng và độ bền của công trình. Do đó, khi thi công hạng mục này, phải thực hiện theo quy trình kỹ thuật chuẩn hóa, nhất là ở khâu tính tải trọng truyền xuống móng.
Ở bài viết này, Pescons chia sẻ đến bạn quy trình tính tải trọng móng chính xác nhất.

Tổng quan về móng công trình

Móng công trình là gì?

Móng là phần kết cấu bên dưới của công trình, có liên kết chặt chẽ với các kết cấu chịu lực bên trên như tường, cột,... Mục đích của việc xây dựng móng là để truyền tải trọng của công trình xuống mặt đất một cách đồng đều, ổn định. 
Trước khi thi công móng cho công trình, cần phải thực hiện khảo sát địa chất. Sau đó chọn loại móng phù hợp và tính tải trọng móng.
tải trọng móng là gì
Dưới đây là một số vai trò của móng công trình:
Chịu tải trọng: Móng chịu tải trọng của cả công trình; đồng thời, truyền tải trọng xuống đất một cách an toàn, đồng đều.
Đảm bảo tính ổn định: Móng giúp toàn bộ công trình có tính ổn định. Đặc biệt là tránh bị sụp đổ khi công trình đối diện với tải trọng từ trọng lực, gió, động đất và các tác động khác.
Phân tán tải trọng: Móng được thiết kế để phân tán tải trọng ra một diện tích lớn hơn, giảm áp lực tại một điểm nhất định.

Phân loại móng công trình

Việc phân loại móng nhà sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kết cấu và kỹ thuật của từng loại móng. Từ đó có thể thực hiện tính tải trọng móng một cách chính xác nhất.
phân loại móng và cách tính tải trọng móng
Ta có thể dựa vào những tiêu chí sau đây để phân loại móng:
Dựa vào phương pháp thi công, gồm 4 loại: móng đơn, móng băng, móng bè, móng cột.
Dựa vào vật liệu thi công, gồm các loại: móng bằng gạch, móng bằng đá hộc, móng bằng bê tông hoặc bê tông cốt thép, móng bằng gỗ, móng hỗn hợp (kết hợp 2 hay nhiều loại vật liệu khác nhau),...
Dựa vào kết cấu móng, gồm 3 loại: móng đổ khối, móng lắp ghép, móng bán lắp ghép.
Dựa vào độ sâu của móng, gồm 2 loại: móng sâu, móng nông.
Dựa vào đặc tính chịu tải trọng của móng, gồm 2 loại: móng động, móng tĩnh.

Tổng quan về tải trọng móng công trình

Tải trọng móng là gì?

Tải trọng móng bao gồm các tác động lực và các tác động không phải lực (phi lực) lên công trình. Do đó, móng phải được thiết kế để chịu tải trọng này một cách an toàn và ổn định.
Việc tính tải trọng móng là một bước quan trọng trong thiết kế cơ sở hạ tầng và cấu trúc xây dựng. Kỹ sư sẽ xác định tải trọng tĩnh và tải trọng động dự kiến mà công trình sẽ phải chịu. Sau đó tính toán độ lớn của tải trọng này để thiết kế móng có khả năng chịu tải một cách an toàn.
phân loại tải trọng móng

Phân loại tải trọng móng

Để tính tải trọng móng, cần phân biệt 3 loại tải trọng sau:
Tải trọng thường xuyên (tải tĩnh): là tải trọng tác động trong suốt qua quá trình thi công hoặc sử dụng. Bao gồm: trọng lượng bản thân, áp lực nước, áp lực đất,...
Tải trọng tạm thời (tải hoạt): Gồm có tải trọng tạm thời dài hạn và tải trọng tạm thời ngắn hạn. Tải trọng tạm thời ngắn hạn là tải trọng xuất hiện trong thời gian ngắn khi thi công hoặc xây dựng (yếu tố con người, gió, sóng đập,...). Tải trọng tạm thời dài hạn là tải trọng xuất hiện trong thời gian dài khi thi công hoặc xây dựng (các loại dụng cụ và thiết bị tĩnh tác động lên công trình,...)
Tải trọng đặc biệt: Loại tải trọng này xuất hiện khi gặp động đất, sóng thần,... Tần suất xuất hiện là rất hiếm, hoặc có thể coi như bằng không.
quy trình tính tải trọng móng chuẩn nhất

Quy trình tính tải trọng móng chuẩn nhất

Tính tải trọng móng là một quá trình phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước nhà, loại đất, và loại móng được sử dụng. Dưới đây là các bước cơ bản để tính toán tải trọng móng nhà:

Bước 1: Xác định tải trọng dự kiến

Tải trọng dự kiến bao gồm trọng lượng của tường, sàn, mái nhà, các cấu kiện xây dựng và nội thất, cùng với số lượng người và hàng hóa dự kiến trong nhà.

Bước 2: Phân tích tải trọng động

Đối với một số trường hợp đặc biệt, như khi nhà có thể chịu tác động động đất hoặc tác động của gió mạnh, cần phân tích tải trọng động để đảm bảo tính an toàn và ổn định của móng.

Bước 3: Xác định tính chất của đất

Điều quan trọng là xác định đặc tính cơ học của đất xung quanh móng. Bao gồm độ chịu tải, độ đàn hồi, độ nén và độ cản trở.
cách tính tải trọng móng chính xác

Bước 4: Chọn loại móng phù hợp

Dựa trên yêu cầu và đặc điểm của công trình, kỹ sư xây dựng sẽ chọn loại móng phù hợp như móng băng, móng bè, móng cọc,...

Bước 5: Tính toán tải trọng cho từng loại móng

Dựa trên loại móng được chọn và các thông số đã xác định, tiến hành tính tải trọng móng.  Đảm bảo rằng nó có khả năng chịu tải trọng một cách an toàn và ổn định.

Bước 6:  Kiểm tra tính an toàn và ổn định

Ở bước này, cần đảm bảo tải trọng dự kiến không vượt quá khả năng chịu tải của móng. Và móng có thể chịu được tải trọng một cách an toàn trong suốt thời gian sử dụng.

Đơn vị thi công móng công trình uy tín tại Đà Nẵng

đơn vị thi công móng uy tín chuyên nghiệp tại đà nẵng
Là đơn vị chuyên xây dựng các công trình dân dụng, Pescons sở hữu quy trình thi công móng được chuẩn hóa. Chúng tôi luôn cam kết bảo đảm tuyệt đối chất lượng dự án dù quy mô lớn hay nhỏ.
Hy vọng những chia sẻ của Pescons sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích về móng công trình cũng như quy trình tính tải trọng móng.
 
Hotline:0966 880 718