" />
PESCONS CONSTRUCTIONS

Kỹ thuật ốp, lát gạch đúng chuẩn sẽ giúp công trình đạt giá trị thẩm mỹ cao. Ngược lại, nếu không đúng kỹ thuật, bề mặt được thi công sẽ bị gồ ghề, lồi lõm, dễ vỡ trong quá trình sử dụng.

Kỹ Thuật Ốp Lát Gạch - Lưu Ý Khi Thực Hiện

Kỹ thuật ốp, lát gạch đúng chuẩn sẽ giúp công trình đạt giá trị thẩm mỹ cao. Ngược lại, nếu không đúng kỹ thuật, bề mặt được thi công sẽ bị gồ ghề, lồi lõm, dễ vỡ trong quá trình sử dụng.
Thế nhưng như thế nào là ốp, lát gạch đúng tiêu chuẩn? Ở bài viết này, cùng Pescons tìm hiểu về quy trình thực hiện kỹ thuật này nhé.

kỹ thuật ốp lát gạch

Trước khi thực hiện kỹ thuật ốp, lát gạch

Chuẩn bị vật liệu

Chuẩn bị gạch

Đầu tiên, gạch được dùng cho công tác ốp, lát phải được lựa chọn dựa trên tiêu chuẩn đã quy định. Ví dụ như: gạch lát gốm tráng men (TCVN 7745:2007); gạch lát xi măng, granito (TCVN 6065:1995, TCVN 6074:1995); gạch bê tông tự chèn (TCVN 6476:1999); gạch xây đất sét nung (TCVN 1450:2009, TCVN 1451:1998);...
Sau khi đã chọn được loại gạch phù hợp, cần tiến hành vệ sinh sạch sẽ. Tránh để bụi bẩn hoặc các tạp chất khác làm giảm đi khả năng kết dính của gạch. 
Ngoài ra, tùy theo từng loại gạch mà cần có cách xử lý riêng trước khi thi công. Đối với các loại gạch có khả năng hút nước từ keo, vữa thì cần nhúng qua nước, vớt ra và để ráo trước khi ốp, lát.

kỹ thuật ốp lát gạch

Chuẩn bị keo, vữa

Vữa hay keo dán gạch được gọi chung là vật liệu kết dính. Để thực hiện kỹ thuật ốp, lát gạch đạt chuẩn thì khâu chuẩn bị keo, vữa rất quan trọng. 
Có nhiều loại vật liệu kết dính như: keo dán, nhựa polyme, vữa xi măng cát hoặc vữa tam hợp. Tùy vào tính chất của từng công trình cũng như yêu cầu của các bên liên quan mà lựa chọn loại vật liệu phù hợp.
Tuy nhiên, phải thực hiện pha trộn đúng với các nguyên tắc đã quy định để công tác thi công ốp, lát gạch đạt chất lượng tốt nhất. Đặc biệt, cần tuân theo TCVN 4314:2003 khi sử dụng vật liệu kết dính là vữa.

Chuẩn bị bề mặt

Trước hết, cần loại bỏ những phần bị lồi lõm, gồ ghề trên bề mặt. Ở công đoạn này, người thực hiện có thể dùng bàn chải sắt, giấy nhám để đạt hiệu suất cao. 
Trong quá trình làm sạch bề mặt, nhớ thao tác thật đều tay. Đồng thời tránh bỏ sót những khu vực bị khuất. Với bề mặt thi công là tường, cần trám đầy trước khi tiến hành kỹ thuật ốp, lát gạch nếu tường bị nứt, mẻ.
Sau khi đã làm sạch bề mặt, dùng dây căng hoặc các thiết bị chuyên dụng khác để kiểm tra cao độ, độ dốc, độ phẳng của lớp nền. Ở bước này, đừng quên đánh mốc để dễ dàng tham chiếu trong lúc thi công.

kỹ thuật ốp lát gạch

Chuẩn bị dụng cụ

Thông thường, để thực hiện kỹ thuật ốp, lát gạch cần phải có những dụng cụ cơ bản sau:
Dao xây.
Bay lát.
Bay miết mạch.
Thước tầm 3m.
Thước rút.
Búa cao su.
Máy cắt gạch.
Máy mài.
Máy đục.
Máy trắc đạt (hoặc thước ni-vô).
Giẻ lau.
Dụng cụ đựng vật liệu kết dính.
Thực tế, tùy vào yêu cầu của từng công trình mà dụng cụ thi công sẽ có những thay đổi nhất định. Tuy nhiên, cần lưu ý, dù dùng loại dụng cụ nào thì cũng phải đảm bảo chất lượng. Không sử dụng thiết bị, công cụ đã hư hỏng, bị mài mòn để tránh ảnh hưởng đến độ chính xác khi thi công.

Trong khi thực hiện kỹ thuật ốp, lát gạch

Quy trình 4 bước ốp, lát gạch

Bước 1: Đổ keo dán, vữa kết dính đã chuẩn bị lên bề mặt. Không nên đổ quá dày, lý tưởng nhất là từ 2 đến 3cm.
Bước 2: Căng dây và lát gạch theo đường thẳng đã nối giữa các mốc. Khi lát cần tuân theo hướng lát của cả công trình.
Bước 3: Chà ron.
Bước 4: Làm sạch bề mặt đã thi công.

Lưu ý khi ốp, lát gạch

Đối với vật liệu kết dính là vữa: chỉ nên trải lớp nền đủ để lát từ 3 đến 5 viên gạch; trải đến đâu, lát đến đó.
Đối với vật liệu kết dính là keo: nên lát từng viên một.
Cần chia khe co dãn theo quy định nếu bề mặt ốp lát ở ngoài trời.
Ứng dụng kỹ thuật ốp, lát gạch phù hợp khi thao tác với các loại gạch khổ lớn.
Vữa dùng để ốp, lát gạch phải có độ khô vừa phải, không được quá khô hoặc quá nhão.
Phải đảm bảo 4 góc cũng như phần giữa của viên gạch kết dính với lớp vữa, keo.
Nếu sử dụng gạch có hoa văn, phải sắp xếp các viên gạch theo đúng thiết kế.
Đảm bảo môi trường làm việc an toàn.
Chuẩn bị sẵn phương án phòng, chống cháy nổ khi sử dụng các vật liệu dễ bắt lửa.

lưu ý khi ốp lát gạch

Sau khi thực hiện kỹ thuật ốp, lát gạch

Bảo dưỡng mặt lát

Trước khi vật liệu kết dính đạt độ rắn nhất định, hạn chế va chạm mạnh trên bề mặt đã được làm đầy mạch lát.
Trong vòng 1 đến 3 ngày sau khi lát, thực hiện các biện pháp chống mưa xối, chống nắng đối với bề mặt lát ở ngoài trời.

Tiêu chuẩn kiểm tra kỹ thuật ốp, lát gạch

Các sai số về độ dốc và cao độ không được vượt quá các giá trị đã quy định theo TCVN.
Chênh lệch độ cao giữa 2 mép của vật liệu lát liền kề không được lớn hơn các giá trị tiêu chuẩn của TCVN.
Các hoa văn phải đồng nhất, đúng thiết kế.
Mặt lát không gồ ghề, lồi lõm.
Không được phát ra tiếng bộp hoặc bị vỡ khi dùng búa cao su gõ nhẹ lên mặt lát.
Phương dốc và độ dốc mặt lát sau khi hoàn thành phải đúng với bản vẽ thiết kế.
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của Pescons sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về kỹ thuật ốp, lát gạch; từ đó nâng cao tay nghề, hoàn thiện kỹ năng thi công.
 
Hotline:0966 880 718