" />
PESCONS CONSTRUCTIONS

Móng cọc là những cột hoặc trụ được cắm sâu vào lòng đất. Mục đích là giúp trải đều tải trọng từ công trình xuống tầng đất có khả năng chịu đựng cao hơn

Phân Loại Móng Cọc - Quy Trình Thi Công Móng Cọc

Móng cọc là lựa chọn lý tưởng khi xây dựng các công trình có nền đất yếu. Vậy đây là loại móng gì mà lại tối ưu như thế và quy trình thi công móng cọc ra sao? Hãy cùng Pescons tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Móng cọc là gì?

Móng cọc là những cột hoặc trụ được cắm sâu vào lòng đất. Mục đích là giúp trải đều tải trọng từ công trình xuống tầng đất có khả năng chịu đựng cao hơn. Vì thuộc loại móng sâu nên móng cọc thường được ứng dụng ở những nơi có điều kiện địa chất kém như đất ven sông hoặc các khu vực gần hệ thống thoát nước,... 
Một số ưu điểm đáng kể của loại móng này là:
- Tăng tính ổn định cho các công trình cao tầng.
- Giảm chi phí, vật liệu và khối lượng đất đào móng.
- Tránh ảnh hưởng của mạch nước ngầm với công tác thi công.
- Độ bền cao.
móng cọc là gì

Cấu tạo móng cọc

Tùy vào từng loại cọc cụ thể mà móng có cấu tạo khác nhau. Nhưng nhìn chung thường gồm 2 phần chính là cọc và đài cọc.
- Cọc có chiều dài lớn hơn so với tiết diện ngang. Là bộ phận được đóng sâu vào lòng đất nhằm đảm bảo sự ổn định cho công trình.  
- Đài cọc là bộ phận có vai trò liên kết các cột lại với nhau, giúp phân bố đều tải trọng.
móng cọc là gì? cấu tạo của móng cọc

Phân loại móng cọc

Dựa theo vật liệu chế tạo cọc:

- Cọc bê tông cốt thép - một trong những loại móng cọc được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
- Cọc bê tông.
- Cọc thép, chủ yếu là các loại thép định hình như I, C, H.
- Cọc gỗ.
bản vẽ móng cọc cừ tràm

Dựa theo hình dạng đài cọc:

- Móng cọc đài thấp có đài cọc nằm dưới mặt đất. Có khả năng chịu nén tốt nhưng không thể chịu được tải trọng uốn.
- Móng cọc đài cao có đài cọc nằm trên mặt đất. Có khả năng chịu được cả tải trọng nén và tải trọng uốn.

Dựa theo đặc điểm làm việc của cọc:

- Móng cọc ma sát hay còn gọi là móng cọc treo. Các cọc của móng không tựa trên nền đất cứng mà chỉ xuyên qua các lớp đất đá thông thường. Khả năng chịu tải trọng của móng chủ yếu nhờ vào ma sát giữa cọc và đất nền.
- Móng cọc chống có thể chịu tải nhờ lực chống của đất, đá tại mũi cọc.

Dựa theo phương pháp thi công:

- Cọc hạ bằng máy chấn động.
- Cọc hạ bằng phương pháp xói nước.
- Cọc hạ bằng búa.
- Cọc khoan nhồi.
- Cọc ống thép nhồi bê tông.

Quy trình thi công móng cọc

Bước 1: Công tác chuẩn bị

- Khảo sát địa chất, đánh giá điều kiện của khu vực thi công để có công tác chuẩn bị phù hợp.
- Chuẩn bị máy móc và nhân lực thi công móng cọc.
- Kiểm tra cọc đã đảm bảo về chất lượng cũng như yêu cầu kỹ thuật hay chưa, loại bỏ cọc không đạt tiêu chuẩn.
- Bố trí, sắp xếp cọc để quá trình thi công được thuận tiện nhất.
- Định vị, giác móng công trình.

Bước 2: Tiến hành ép cọc bê tông cốt thép

- Ép cọc C1, điều chỉnh trục cọc theo phương thẳng đứng và mũi cọc hướng vào đúng vị trí thiết kế. Cắm cọc vào lòng đất với áp lực tăng một cách chậm đều.
- Sau khi ép cọc C1 đúng độ sâu của bản thiết kế, tiến hành ép cọc trung gian C2.
- Sử dụng máy móc phù hợp để chụp đoạn cọc lõi thép vào đầu cọc sau khi ép xong đoạn cọc cuối cùng. Tiếp tục ép cho đến khi đầu cọc đạt độ sâu thiết kế đề ra.
- Hoàn thành ép cọc ở vị trí này thì di chuyển máy móc đến vị trí khác để tiếp tục việc thi công móng cọc.

Bước 3: Khóa đầu cọc

Dùng bê tông có mác không nhỏ hơn bê tông đài móng để thực hiện khóa đầu cọc.

Bước 4: Gia công lắp đặt cốt thép, cốp pha

- Loại bỏ các ván khuôn, cốt thép không đạt chuẩn.
- Thực hiện cắt, uốn cốt thép theo yêu cầu của bản thiết kế.
- Đảm bảo ván khuôn được gia công đúng kích thước thiết kế và lắp đặt khép kín để tránh tình trạng nước xi măng bị chảy ra ngoài.
- Đảm bảo số lượng cũng như vị trí của các cây chống.
quy trình thi công móng cọc

Bước 5: Đổ bê tông lót móng

- Tiến hành đào đất, đào đến đâu thì vét bùn đến đó. Sau khi đào xong thì đổ bê tông lót vào, chiều dày khoảng 10cm.
- Bê tông lót móng phải đặc chắc để không bị phá hủy bởi mạch nước ngầm, dòng chảy,...
- Tác dụng của việc đổ bê tông lót móng là để giữ cho mặt đáy móng cọc bằng phẳng và sạch sẽ.

Bước 6: Đổ bê tông móng cọc

- Sau khi đảm bảo cốt thép, cốp pha đã được lắp đặt đúng yêu cầu, tiến hành vệ sinh khu vực sắp thi công. Đồng thời tưới nước lên cốp pha để tránh tình trạng bê tông bị hút nước.
- Đổ bê tông theo vị trí từ xa đến gần. Cần tiến hành đầm dùi, gạt mặt, xoa ngay để tăng khả năng kết dính cũng như hạn chế tình trạng phân tầng.

Bước 7: Bảo dưỡng và tháo cốp pha móng

Tiến hành bảo dưỡng và tháo cốp pha sau khi bê tông đã đạt đến cường độ tiêu chuẩn.

Một số lỗi thường gặp khi thi công móng cọc

Gần một thập kỷ trong lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng, Pescons đã thi công móng cọc cho nhiều dự án. Và kinh nghiệm mà chúng tôi muốn chia sẻ để đảm bảo tính an toàn cũng như chất lượng của công trình là cần tránh phạm những lỗi dưới đây khi thi công:

Khảo sát địa chất không kỹ

Công tác khảo sát không được thực hiện chi tiết, kỹ lưỡng sẽ gây ra nhiều hậu quả sau này. Có thể kể đến là thiết kế không phù hợp và chọn sai loại cọc. 
lỗi thường gặp khi thi công móng cọc

Không thực hiện theo đúng thiết kế

Việc thiết kế một đằng nhưng thi công một nẻo sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của móng cọc nói riêng và cả công trình nói chung. Ví dụ như không đảm bảo kích thước, độ sâu, hoặc khoảng cách giữa các cọc cũng đã có thể gây ra sự suy yếu cho móng.
bản vẽ móng cọc, đài móng

Làm hỏng cọc khác khi thi công cọc gần nhau

Nếu không cẩn thận trong quá trình đóng cọc sẽ dễ dàng gây ra tình trạng làm hỏng hoặc ảnh hưởng cơ học đến các cọc liền kề. 

Sử dụng bê tông kém chất lượng

Bê tông có chất lượng kém hoặc không đúng cấp phối cần thiết có thể khiến móng cọc sau khi thi công không đạt yêu cầu, tuổi thọ ngắn.

Thiết bị và kỹ thuật không đạt tiêu chuẩn

Sử dụng thiết bị không đủ tốt và không tuân thủ đúng kỹ thuật thi công sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng thi công mà còn có thể xuất hiện những rủi ro không đáng có vì thiếu an toàn lao động.
 
Hotline:0966 880 718