" />
PESCONS CONSTRUCTIONS

Chống thấm sàn mái là công tác sử dụng các vật liệu chuyên dụng để ngăn chặn nước hoặc các chất lỏng khác làm hư hại sàn mái.

Nguyên Nhân Thấm Sàn Mái - Các Biện Pháp Chống Thấm Sàn Mái Hiệu Quả

Chống thấm sàn mái là công tác sử dụng các vật liệu chuyên dụng để ngăn chặn nước hoặc các chất lỏng khác làm hư hại sàn mái. Công tác này giúp bảo vệ cấu trúc và giữ gìn tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Đồng thời, duy trì môi trường sống an toàn,thoải mái cho gia chủ và người thân.

Nguyên nhân dẫn đến sàn mái bị thấm

Sàn mái bị thấm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:

Vật liệu kém chất lượng hoặc lắp đặt bị lỗi

Việc sử dụng vật liệu có chất lượng thấp hoặc lắp đặt không đúng cách có thể tạo ra những kẽ hở trong hệ thống mái. Từ đó tạo điều kiện cho nước thấm vào sàn mái.

Không thi công chống thấm sàn mái

Nhiều gia chủ bỏ qua công tác này khi xây nhà vì cho rằng không cần thiết. Và chính sự chủ quan này sẽ gây ra những bất tiện không đáng có trong sinh hoạt sau này vì sàn mái bị thấm.

Hệ thống xả nước không đúng hướng

Ống thoát nước mưa bố trí sai cách có thể khiến nước bị đọng lại ở một số vị trí trên mái. Việc này sẽ tạo áp lực lên những vùng sàn mái nhất định và gây thấm.
thấm sàn mái do vật liệu mái bị hư hỏng

Vật liệu mái bị hư hỏng

Nước thấm vào sàn mái vì vật liệu bị mòn, nứt hoặc bong tróc sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra, các yếu tố thời tiết cực đoan như bão, gió mạnh, mưa lớn... cũng gây ra hư hại cho hệ thống mái, dẫn đến sàn mái bị thấm nước.
Có thể thấy rằng, việc lựa chọn vật liệu chất lượng, lắp đặt hệ thống mái đúng cách và công tác chống thấm sàn mái là rất quan trọng.

5 biện pháp chống thấm sàn mái hiệu quả

Sử dụng sơn chống thấm sàn mái

Dùng sơn chống thấm là một trong những biện pháp phổ biến để bảo vệ và ngăn chặn tình trạng thấm nước cho sàn mái. Vì cách này dễ thực hiện, chi phí thấp nhưng mang lại hiệu quả tốt. 
Ngoài ra, sử dụng sơn để chống thấm sàn mái sẽ không ảnh hưởng nhiều đến diện tích và cấu trúc sàn. Đồng thời cũng dễ bảo trì nếu có hư hỏng sau thời gian dài sử dụng.
Một số loại sơn chống thấm được ưa chuộng hiện nay gồm: Dulux, Sika, Jotun, KOVA, UTU,... 
biện pháp chống thấm sàn mái hiệu quả

Sử dụng nhựa đường chống thấm sàn mái

Nhựa đường là loại vật liệu có khả năng chống thấm mạnh mẽ. Ngoài ngăn chặn các ảnh hưởng tiêu cực từ thời tiết như nắng, mưa,...; nhựa đường còn có thể bảo vệ sàn mái khỏi những tác động của các hóa chất độc hại như axit, kiềm,...
Bên cạnh đó, nhựa đường cũng có khả năng cách nhiệt một phần. Từ đó giúp kiểm soát nhiệt độ bên trong ngôi nhà. Vì những ưu điểm nêu trên, loại vật liệu này được ứng dụng nhiều trong chống thấm sàn mái.

Sử dụng keo chống thấm sàn mái

Keo chống thấm được dùng trên các bề mặt như tường, sàn mái và nhiều vị trí khác. Mục đích là để bảo vệ chúng không bị hư hại do thấm nước. 
Hợp chất này có thể tạo ra một lớp màng chống thấm liền mạch với độ bền cao. Do đó có thể nói rằng đây là một trong những lựa chọn lý tưởng để chống thấm sàn mái.
chống thấm sàn mái

Sử dụng màng bitum chống thấm sàn mái

Màng bitum là một loại polyme tổng hợp dùng để chống thấm. Loại vật liệu này có nhiều ưu điểm vượt trội như: tương thích với nhiều bề mặt, liên kết tốt, chống nước, cách nhiệt và bền vững cùng thời gian. Vì vậy, chúng thường được dùng để chống thấm sàn mái, sân thượng. 
Lemax, Breiglas, Bitumode, Pluvitec,... là một số thương hiệu bitum uy tín mà bạn có thể  tham khảo.

Quy trình chống thấm sàn mái đúng kỹ thuật

Vệ sinh bề mặt sàn mái

Để đảm bảo chất lượng thi công, cần vệ sinh bề mặt sàn mái như sau:
- Dùng dụng cụ làm sạch phù hợp để loại bỏ rác và các tạp chất khác khỏi bề mặt sàn.
- Xác định các vết nứt, lỗ. Dùng vật liệu tương thích để lấp đầy, làm phẳng.
- Giữ cho bề mặt sàn mái sạch và khô ráo trước khi dùng vật liệu chống thấm.
quy trình chống thấm sàn mái đúng kỹ thuật

Tiến hành chống thấm

Tùy theo từng loại vật liệu mà sẽ có những cách thi công chống thấm khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp thi công chống thấm sàn mái mà Pescons chia sẻ đến bạn dựa trên kinh nghiệm nhiều năm trong ngành xây dựng.

Với sơn chống thấm

- Phủ 2, 3 lớp sơn chống thấm lên toàn bộ sàn mái. Mỗi lớp cách nhau khoảng 6 đến 8 giờ tùy theo yêu cầu của nhà sản xuất.
- Phủ thêm các lớp sơn phụ khác sau khi lớp sơn chống thấm cuối cùng khô, nếu cần.
- Cán vữa bảo vệ.

Với nhựa đường chống thấm

- Quét một lớp sơn lót asphalt primer lên sàn mái.
- Đun sôi nhựa đường, có thể pha thêm dầu Diesel để gia tăng hiệu quả chống thấm.
- Quét nhựa đường lên toàn bộ sàn mái bằng con lăn. 

Với keo chống thấm

- Dùng dụng cụ phù hợp để quét đều một lớp keo chống thấm sàn mái lên bề mặt cần thi công.
- Phủ một lớp vữa lên bề mặt sau khi keo chống thấm đã khô.
* Lưu ý:
Đây là cách thi công cho sàn mái cũ. Với sàn mái mới, quét 2 lớp keo lên bề mặt sàn mái đã được vệ sinh sạch. Mỗi lớp cách nhau khoảng 90 phút, lớp thứ 2 quét vuông góc với lớp thứ nhất. Cán vữa sau khi keo đã khô hoàn toàn.

Với bitum chống thấm

Bitum dùng trong chống thấm sàn mái có 2 loại phổ biến là màng bitum tự dính và màng bitum khò nóng. 
* Dán màng bitum tự dính:
- Trải vật liệu lên sàn và cắt theo kích thước của sàn.
- Dán màng và dùng con lăn gỗ để ép phẳng bề mặt.
- Sau cùng, cán vữa để bảo vệ màng chống thấm.
* Thi công màng bitum khò nóng:
- Quét một lớp mỏng sơn lót gốc bitum lên toàn bộ bề mặt sàn mái cần chống thấm.
- Dùng dụng cụ khò phù hợp khò vào mặt dưới của màng bitum cho đến khi vật liệu bị nóng chảy thì tiến hành dán. Nếu màng bitum bị thủng, chồng tấm khác lên trên. 
- Miết chặt màng lên bề mặt bằng con lăn.
- Kết thúc bằng công tác cán vữa trên lớp màng bitum.
sơn chống thấm sàn mái

Kiểm tra và hoàn thiện

- Đảm bảo vật liệu chống thấm đã được trải đều khắp bề mặt sàn mái.
- Sửa chữa ngay lập tức nếu phát hiện bất kỳ vết nứt, lỗ hoặc vị trí không chống thấm đúng cách.
Với kinh nghiệm gần một thập kỷ trong ngành xây dựng, Pescons hy vọng rằng những chia sẻ trên đây về biện pháp chống thấm sàn mái sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích khi thi công hạng mục này.
 
Hotline:0966 880 718