Lanh tô là một thành phần kết cấu được sử dụng để định hình và hỗ trợ khối tường nằm trên các lỗ tường như cửa chính, cửa sổ, tủ tường, lỗ cửa hành lang...
Lanh Tô Là Gì? Tại Sao Cần Thi Công Lanh Tô
Nếu bạn đang có ý định xây nhà thì việc tìm hiểu về lanh tô là rất cần thiết. Bài viết dưới đây của Pescons sẽ giải thích lanh tô là gì, có vai trò quan trọng như thế nào và gồm bao nhiêu loại.
Tùy vào mục đích xây dựng mà lanh tô sẽ được thi công dưới hai dạng chính như sau:
- Lanh tô chịu lực: Được thiết kế để chịu tải trọng của khối tường hoặc cấu trúc nằm phía trên nó. Vì thế, nó có vai trò quan trọng là hỗ trợ lực cho các phần tường nặng hoặc các kết cấu liên quan khác.
- Lanh tô không chịu lực: Được sử dụng để thẩm mỹ hoá cấu trúc tường, không có chức năng chịu tải trọng. Thường được sử dụng trong trường hợp các lỗ tường không đòi hỏi sự hỗ trợ lực.
- Giúp hỗ trợ chịu lực cho phần tường phía trên của cửa ra vào, cửa sổ,...
- Đảm bảo sự an toàn và bền bỉ cho cửa sổ và cửa ra vào,...
- Chịu tải trọng tác dụng từ các kết cấu bên trên.
- Có vai trò như một phần kiến trúc trang trí, giúp tăng vẻ đẹp cho công trình.
Được làm từ vật liệu chính là gạch với 2 loại là xây thẳng và xây cuốn vành lược.
- Kiểu xây thẳng là các viên gạch ở giữa được xây thẳng đứng và từ đó nghiêng dần về 2 phía, mạch vữa song song.
- Kiểu xây cuốn vành lược có kết cấu dạng hình cung với bán kính nhỏ nhất bằng ½ chiều rộng lỗ cửa.
Về cách thực hiện, loại này được xây giống như kiểu xây gạch thông thường. Nhưng cần phải có thép bản 20x1mm hoặc thép tròn có đường kính 6mm đặt ngay dưới lanh tô. Đầu thép đặt sâu vào trong tường khoảng hơn 20cm. Hoàn thiện bằng lớp vữa xi măng cát phủ bên ngoài với mác trên 50.
- Loại đúc sẵn sẽ được gia công ở từ trước dựa trên tính toán hợp lý sau đó đưa vào công trình để lắp đặt. Phần gác vào hai bên tường có độ dài trung bình khoảng từ 20cm trở lên.
- Loại đúc tại chỗ có ưu điểm là giúp tiết kiệm khối lượng công việc. Nhưng thường chỉ được ứng dụng với những ô cửa có độ cao bằng nhau và bố trí gần nhau.
Để thi công lanh tô thép, người ta thường sử dụng thép hình chữ U với chiều rộng bằng bề dày của tường. Chiều dài đặt vào tường phải bằng ít nhất 1/15 chiều dài của khoảng trống cửa.
Hiện nay, loại này thường được ứng dụng cho những khu vực ở vùng núi - nơi có sẵn nguồn gỗ dồi dào với giá thành rẻ; hoặc sử dụng cho các khu nghỉ dưỡng với mục đích thẩm mỹ.
Ưu điểm là có thể chịu được tải trọng lớn. Và nhược điểm là dễ xuất hiện các vết nứt theo thời gian vì khả năng chịu lực kéo khá kém.
Tóm lại, tùy vào mục đích xây dựng cũng như quy mô của công trình mà bạn có thể chọn loại lanh tô phù hợp. Nếu không có thời gian để tìm hiểu kỹ về từng loại, hãy liên hệ với Pescons để nhận được sự tư vấn tốt nhất từ các chuyên gia trong ngành xây dựng nhé.
Lanh tô là gì?
Lanh tô là một thành phần kết cấu được sử dụng để định hình và hỗ trợ khối tường nằm trên các lỗ tường như cửa chính, cửa sổ, tủ tường, lỗ cửa hành lang và các lỗ tường tương tự. Bộ phận này có vai trò quan trọng trong việc chịu tải trọng và phân phối lực từ khối tường xuống các phần khác của công trình.Tùy vào mục đích xây dựng mà lanh tô sẽ được thi công dưới hai dạng chính như sau:
- Lanh tô chịu lực: Được thiết kế để chịu tải trọng của khối tường hoặc cấu trúc nằm phía trên nó. Vì thế, nó có vai trò quan trọng là hỗ trợ lực cho các phần tường nặng hoặc các kết cấu liên quan khác.
- Lanh tô không chịu lực: Được sử dụng để thẩm mỹ hoá cấu trúc tường, không có chức năng chịu tải trọng. Thường được sử dụng trong trường hợp các lỗ tường không đòi hỏi sự hỗ trợ lực.
Tại sao cần thi công lanh tô?
Có nhiều lý do để việc thi công lanh tô trở thành một công đoạn không thể thiếu trong quá trình xây dựng. Hai trong số đó là nâng cao tính ổn định, vững chắc và tăng tính thẩm mỹ của công trình. Cụ thể như sau:- Giúp hỗ trợ chịu lực cho phần tường phía trên của cửa ra vào, cửa sổ,...
- Đảm bảo sự an toàn và bền bỉ cho cửa sổ và cửa ra vào,...
- Chịu tải trọng tác dụng từ các kết cấu bên trên.
- Có vai trò như một phần kiến trúc trang trí, giúp tăng vẻ đẹp cho công trình.
6 loại lanh tô phổ biến nhất hiện nay
Dựa trên vật liệu xây dựng, lanh tô có 6 loại thường được sử dụng gồm:Lanh tô gạch
Được làm từ vật liệu chính là gạch với 2 loại là xây thẳng và xây cuốn vành lược.
- Kiểu xây thẳng là các viên gạch ở giữa được xây thẳng đứng và từ đó nghiêng dần về 2 phía, mạch vữa song song.
- Kiểu xây cuốn vành lược có kết cấu dạng hình cung với bán kính nhỏ nhất bằng ½ chiều rộng lỗ cửa.
Lanh tô gạch cốt thép
Đây là loại lanh tô không chịu lực hoặc chỉ có thể chịu được tải trọng rất nhỏ. Vì thế thường được thi công cho khoảng trống có độ rộng không quá 2m.Về cách thực hiện, loại này được xây giống như kiểu xây gạch thông thường. Nhưng cần phải có thép bản 20x1mm hoặc thép tròn có đường kính 6mm đặt ngay dưới lanh tô. Đầu thép đặt sâu vào trong tường khoảng hơn 20cm. Hoàn thiện bằng lớp vữa xi măng cát phủ bên ngoài với mác trên 50.
Lanh tô bê tông cốt thép
Là loại được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong các công trình xây dựng. Gồm có 2 loại là đúc sẵn hoặc đổ tại chỗ.- Loại đúc sẵn sẽ được gia công ở từ trước dựa trên tính toán hợp lý sau đó đưa vào công trình để lắp đặt. Phần gác vào hai bên tường có độ dài trung bình khoảng từ 20cm trở lên.
- Loại đúc tại chỗ có ưu điểm là giúp tiết kiệm khối lượng công việc. Nhưng thường chỉ được ứng dụng với những ô cửa có độ cao bằng nhau và bố trí gần nhau.
Lanh tô thép
Được sử dụng cho những ô cửa có kích thước lớn với yêu cầu cao về tải trọng. Ưu điểm của loại này là có trọng lượng nhẹ, đa dạng về hình dáng và dễ sửa chữa.Để thi công lanh tô thép, người ta thường sử dụng thép hình chữ U với chiều rộng bằng bề dày của tường. Chiều dài đặt vào tường phải bằng ít nhất 1/15 chiều dài của khoảng trống cửa.
Lanh tô gỗ
Là loại lanh tô được dùng phổ biến nhất trong giai đoạn đầu của ngành xây dựng. Tuy nhiên, vì có khả năng chịu lực thấp nên ít được sử dụng hơn các loại khác.Hiện nay, loại này thường được ứng dụng cho những khu vực ở vùng núi - nơi có sẵn nguồn gỗ dồi dào với giá thành rẻ; hoặc sử dụng cho các khu nghỉ dưỡng với mục đích thẩm mỹ.
Lanh tô đá
Được ứng dụng nhiều ở những khu vực có vật liệu địa phương chủ yếu là đá hoặc những vùng có khí hậu lạnh. Người ta thường dùng một tấm đá nguyên khối với độ dày ít nhất là 15cm và nhịp dài 2m để thi công loại lanh tô này.Ưu điểm là có thể chịu được tải trọng lớn. Và nhược điểm là dễ xuất hiện các vết nứt theo thời gian vì khả năng chịu lực kéo khá kém.
Tóm lại, tùy vào mục đích xây dựng cũng như quy mô của công trình mà bạn có thể chọn loại lanh tô phù hợp. Nếu không có thời gian để tìm hiểu kỹ về từng loại, hãy liên hệ với Pescons để nhận được sự tư vấn tốt nhất từ các chuyên gia trong ngành xây dựng nhé.
- Báo Giá Thi Công Phần Thô Đà Nẵng - Pescons
- An Toàn Lao Động - Yếu Tố Hàng Đầu Trong Xây Dựng Tại Pescons
- Khách Hàng Nói Gì Về Pescons
- Kỹ Thuật Ốp Lát Gạch - Lưu Ý Khi Thực Hiện
- Giải Pháp Chống Nóng Cho Nhà Ở Vào Mùa Hè
- Những Lưu Ý Cần Nhớ Trước Khi Ký Hợp Đồng Xây Nhà Trọn Gói
- Kỹ Thuật Xây Tường Gạch
- Chủ Tịch Pescons Nhận Giải Thưởng Doanh Nhân Trẻ Xuất Sắc 2023
- Đà Kiềng Là Gì? Quy Trình Thi Công Đà Kiềng Đúng Kỹ Thuật
- Tải Trọng Móng Là Gì? Quy Trình Tính Tải Trọng Móng Chuẩn Nhất
- Nguyên Nhân Thấm Sàn Mái - Các Biện Pháp Chống Thấm Sàn Mái Hiệu Quả
- Phân Loại Móng Cọc - Quy Trình Thi Công Móng Cọc