" />
PESCONS CONSTRUCTIONS

Bài viết dưới đây là những chia sẻ về công tác xây tường gạch đúng kỹ thuật

Kỹ Thuật Xây Tường Gạch

Xây tường là một công tác quan trọng của quá trình xây dựng, nó hỗ trợ kết cấu chịu lực cũng như quyết định tính thẩm mỹ của công trình. Vì thế, cần phải có kỹ thuật xây tường gạch đúng chuẩn để đảm bảo chất lượng thi công.
Bài viết dưới đây là những chia sẻ về công tác xây tường gạch đúng kỹ thuật được Pescons đúc kết được qua nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Cùng theo dõi nhé!
kỹ thuật xây tường gạch

Tìm hiểu về gạch xây tường

Gạch xây tường là gì?

Gạch xây tường là vật liệu chính dùng trong công tác xây dựng tường cho công trình. Loại vật liệu này có thể được làm từ đất sét, đất đá hoặc bê tông. Sau đó ứng dụng công nghệ để tạo thành gạch nung hoặc gạch không nung.
Khi thi công, người thợ sẽ thực hiện kỹ thuật xây tường gạch. Bằng kỹ thuật đó, các viên gạch sẽ được liên kết bằng vữa và tạo thành những bức tường vững chắc.
kỹ thuật xây tường gạch đúng tiêu chuẩn

Các loại gạch xây tường phổ biến

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại gạch xây tường được sử dụng nhiều nhất là gạch đất sét nung và gạch không nung. 

Gạch đất sét nung

Gạch đất sét nung là gạch làm từ đất sét, sau đó được mang đi nung. Thành phẩm gạch có màu đỏ hoặc đỏ sẫm đặc trưng. Vì thế còn được gọi là gạch đỏ. 
Theo nhu cầu của thị trường, gạch đất sét nung ngày càng đa dạng về mẫu mã và chất lượng. Phổ biến nhất hiện nay gồm có: gạch đỏ đặc, gạch đỏ 2 lỗ, gạch đỏ 4 lỗ, gạch đỏ 6 lỗ.

Gạch không nung

Nguyên liệu chính tạo nên gạch không nung là xi măng, xỉ than,... Ưu điểm của loại gạch này là nhẹ và thân thiện với môi trường vì không phải trải qua công đoạn nung. Nhược điểm là khả năng chịu lực phương ngang, chống thấm kém. Do đó, cần phải thực hiện kỹ thuật xây tường gạch phù hợp để việc thi công đạt hiệu quả tốt. Gạch không nung gồm gạch bê tông, gạch bê tông bọt, gạch nhẹ chưng áp. 
các loại gạch xây tường phổ biến

Quy trình kỹ thuật xây tường gạch đúng tiêu chuẩn

Công tác chuẩn bị 

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu, công cụ thi công.

Tùy vào yêu cầu, tính chất của công trình mà lựa chọn loại gạch phù hợp. Thực hiện tưới ẩm cho gạch trước khi thi công dựa trên tình hình thời tiết, tránh để gạch quá khô hoặc quá ẩm.
Vữa dùng cho công tác xây tường thường là mác 75 hoặc mác 100. Với cát và nước sạch, không lẫn tạp chất. Xi măng cấp phối phải đảm bảo chất lượng, không dùng hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc.
Công cụ thi công cơ bản cần có cho công tác xây tường gồm: bay xây, bàn xoa, búa, đục, dây dọi, dây xây, thước thủy, thước góc, thước dây, dụng cụ bảo hộ, máy cắt, máy bật mực, thước nhôm, máy trộn vữa, máng trộn vữa.
công tác chuẩn bị xây tường gạch

Bước 2: Chuẩn bị mặt bằng thi công.

Phân chia khu vực để tập kết vật liệu một cách hợp lý, thuận tiện cho quá trình thi công.
Vệ sinh mặt bằng thật sạch sẽ.

Bước 3: Công tác định vị.

Bật mực để xác định mực cửa đi, mực bổ trụ, mực nền và trần,...

Bước 4: Khoan cấy, lắp đặt thép bổ trụ, thép râu.

Công tác xây tường

Bước 1: Xây hàng gạch chân.

Tưới ẩm vị trí thi công.
Phủ hồ dầu tại vị trí sàn sắp xây.
Xây 1 hàng gạch để định vị chân tường.

Bước 2: Thả dây dọi.

Căng dây dọi nganh và dọc để định vị.

Bước 3: Tiến hành xây tường.

Xây trên hàng gạch chân, chiều cao xây đợt 1 là 1,5m.
Sau 24h kể từ lúc xây tường đợt 1, tiến hành xây tường đợt 2.
Gác đà lanh tô tại các vị trí cửa đi, cửa sổ.
Xây toàn bộ gạch thẻ ở vị trí cạnh cửa để chuẩn bị cho công tác lắp đặt sau này.
Tuyệt đối tuân thủ kỹ thuật xây tường gạch tiêu chuẩn, không để xảy ra tình trạng trùng mạch, cứ 5 hàng gạch xây ngang cuốn 1 lớp gạch thẻ.
Đổ bê tông giằng tường chống nứt kích thước 100mmX100mm ở giữa chiều cao tường xây.
Xây hàng gạch nghiêng tại vị trí tiếp giáp với đỉnh tường.
Xây 3 hàng gạch thẻ ở chân tường nhà vệ sinh để tăng khả năng chống thấm cho khu vực này.

Bước 4: Vệ sinh và bảo dưỡng tường xây.

Công tác nghiệm thu

Đảm bảo tường được thi công đúng kỹ thuật xây tường gạch: “ngang bằng, đứng thẳng, mặt phẳng, góc vuông, mạch không trùng, khối xây đặc chắc”.
Chiều dày mạch vữa ngang trung bình 12mm, không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm.
Chiều dày mạch vữa đứng trung bình 10mm, không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm.
Khối xây sạch sẽ, vuông vức đúng như thiết kế.

Các lỗi thường gặp khi xây tường gạch

Nếu không thực hiện kỹ thuật xây tường gạch đúng chuẩn, sẽ gặp những lỗi thi công sau:

Tổ chức mặt bằng thi công không hợp lý

Việc tổ chức mặt bằng không hợp lý sẽ gây ra những hậu quả là:
Ảnh hưởng đến quá trình di chuyển tại khu vực thi công.
Làm mất mỹ quan và chậm tiến độ.
Dễ gây ra các tai nạn lao động không mong muốn
các lỗi thường gặp khi xây tường gạch

Không vệ sinh mặt bằng sau khi thi công

Vữa hồ rơi xuống sàn thi công lâu ngày không chỉ gây mất vệ sinh mà còn ảnh hưởng đến công tác cán nền sau này.

Cấp phối vữa không đạt yêu cầu

Việc thực hiện kỹ thuật xây tường gạch phải bắt đầu ngay từ khâu chuẩn bị. Đảm bảo chất lượng vữa là một trong những công tác đó. Vì vữa không đúng cấp phối sẽ khiến tường xây không chắc chắn, dễ bị sập ngã khi có sự tác động của ngoại lực. 

Mạch vữa không đầy, không thẳng

Hậu quả là khối xây không đảm bảo liên kết. Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng thi công. Tường xây hoàn thiện không đúng kỹ thuật.

Trộn vữa trực tiếp trên nền

Đây là một trong những lỗi phổ biến khi không thực hiện đúng kỹ thuật xây tường gạch. Dẫn đến khó khăn cho việc vệ sinh cũng như công tác cán nền về sau.

Không tưới ẩm gạch trước khi xây

Gạch không đủ ẩm sẽ hút nước từ vữa. Gây mất độ bám dính, dễ bong tróc, nứt vỡ.
Trên đây là quy trình thực hiện kỹ thuật xây tường gạch đúng tiêu chuẩn mà Pescons muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp bạn thi công thêm hiệu quả, chất lượng và an toàn.


 
Hotline:0966 880 718