Kết cấu thép sàn 2 lớp có vai trò quyết định khả năng chịu lực trực tiếp của các công trình. Cụ thể, kết cấu này sẽ hỗ trợ khả năng chịu kéo cho bê tông.
Quy Trình Bố Trí Thép Sàn 2 Lớp Đúng Kỹ Thuật
Thép sàn 2 lớp được xem là lựa chọn lý tưởng cho kết cấu sàn bê tông cốt thép vì có nhiều ưu điểm nổi bật. Nhưng làm thế nào để bố trí kết cấu này đúng kỹ thuật? Hãy cùng Pescons tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé.
Kết cấu thép sàn 2 lớp có vai trò quyết định khả năng chịu lực trực tiếp của các công trình. Cụ thể, kết cấu này sẽ hỗ trợ khả năng chịu kéo cho bê tông. Từ đó giúp đảm bảo an toàn cho công trình, tránh các hiện tượng gãy, nứt, sập,...
Bên cạnh việc tăng độ bền cho sàn, kết cấu còn có khả năng định hình kiến trúc. Nhờ đó có thể hiện thực hóa các thiết kế sáng tạo của kiến trúc sư.
Thông thường, thép sàn 1 lớp sẽ được bố trí cho các công trình có tải trọng nhỏ, ví dụ như nhà cấp 4. Còn các công trình có tải trọng lớn với yêu cầu cao về khả năng chịu lực thì sử dụng thép sàn 2 lớp.
Chi tiết hơn thì kết cấu sàn 2 lớp thép thường được ứng dụng cho những công trình có tính công nghiệp hóa cao. Chẳng hạn như các công trình cao tầng, dân dụng, nhà máy, nhà xưởng,...
Diện tích sàn.
Mật độ thép trên 1 mét vuông sàn.
Độ dày sàn thép.
Số lớp thép.
…
Theo tiêu chuẩn xây dựng là đối với lớp thép trên ta phải làm ngược lại, vì vậy thanh dài đi trước thanh ngắn chúng ta bố trí đi sau. Việc không tuân thủ quy chuẩn này có thể gây ra nguy hiểm nghiêm trọng trong quá trình sử dụng sàn, vì nó làm giảm đáng kể khả năng chịu tải của sàn. Nếu sàn không được thiết kế và thi công đúng cách, có thể dẫn đến sự cố thiếu chắc chắn và hao tốn nhiều về tài sản. Do đó, cần luôn tuân thủ quy chuẩn và yêu cầu các thợ thi công có đủ kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho công trình.
Thép chịu lực chính phải được bố trí với kích thước và chiều cao tối đa bề dày sàn bê tông.
Lớp bê tông bảo vệ thép phải có chiều dày từ 15 đến 25mm và không được nhỏ hơn tiết diện đường kính của thép.
Thép sàn neo vào dầm cần đảm bảo: Chiều dài neo của cây thép lớp trên là 30D, trong trường hợp là thép trơn thì thực hiện uốn móc vào dầm. Chiều dài neo của cây thép lớp dưới là 20D.
Nếu thép đặt vuông góc với thép mũ thì sẽ nằm dưới thép mũ và cần kê con kê sau khi buộc xong để 2 lớp thép không dính vào nhau.
Trên đây là những chia sẻ của Pescons về cách bố trí thép sàn 2 lớp đúng kỹ thuật và các vấn đề liên quan. Hy vọng những chia sẻ đó sẽ giúp bạn hiểu hơn về vai trò và tầm quan trọng của kết cấu này. Nếu bạn cần tư vấn thêm về xây dựng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
Thép sàn 2 lớp là gì?
Là một kết cấu quan trọng của sàn, gồm 2 lớp thép. Lớp trên chịu momen dương và được đặt vuông góc với lớp dưới chịu momen âm. Trong đó, lớp dưới là thép chịu lực.Kết cấu thép sàn 2 lớp có vai trò quyết định khả năng chịu lực trực tiếp của các công trình. Cụ thể, kết cấu này sẽ hỗ trợ khả năng chịu kéo cho bê tông. Từ đó giúp đảm bảo an toàn cho công trình, tránh các hiện tượng gãy, nứt, sập,...
Bên cạnh việc tăng độ bền cho sàn, kết cấu còn có khả năng định hình kiến trúc. Nhờ đó có thể hiện thực hóa các thiết kế sáng tạo của kiến trúc sư.
Dùng thép sàn 2 lớp cho công trình nào?
Hiện nay, có 2 loại kết cấu thép sàn phổ biến được ứng dụng cho các công trình. Đó là thép sàn 1 lớp và thép sàn 2 lớp. Đơn vị thi công sẽ chọn cấu tạo thép sàn 1 lớp hay 2 lớp dựa trên tính chất của nền đất và tải trọng của công trình.Thông thường, thép sàn 1 lớp sẽ được bố trí cho các công trình có tải trọng nhỏ, ví dụ như nhà cấp 4. Còn các công trình có tải trọng lớn với yêu cầu cao về khả năng chịu lực thì sử dụng thép sàn 2 lớp.
Chi tiết hơn thì kết cấu sàn 2 lớp thép thường được ứng dụng cho những công trình có tính công nghiệp hóa cao. Chẳng hạn như các công trình cao tầng, dân dụng, nhà máy, nhà xưởng,...
Quy trình bố trí thép sàn 2 lớp đúng kỹ thuật
Dưới đây kỹ thuật bố trí thép sàn 2 lớp đúng tiêu chuẩn để có thể đảm bảo tính chắc chắn và ổn định của công trình:Chuẩn bị bản vẽ
Trước tiên, cần có bản vẽ chuẩn được thực hiện bởi đơn vị giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn trong lĩnh vực. Thông thường, bản vẽ thép sàn của đơn vị xây dựng uy tín như Pescons sẽ bao gồm các nội dung sau:Diện tích sàn.
Mật độ thép trên 1 mét vuông sàn.
Độ dày sàn thép.
Số lớp thép.
…
Chọn thép
Để đảm bảo chất lượng cho kết cấu thép sàn 2 lớp thì không thể bỏ qua bước này. Vì vật liệu tốt thì công trình mới có độ bền cao. Do đó, cần đầu tư dùng những loại thép được cung cấp bởi đơn vị uy tín với chất lượng đã được kiểm định.Lên phương án bố trí kết cấu phù hợp
Ở bước này, cần có sự tư vấn của kỹ sư có chuyên môn để lên được phương án bố trí kết cấu phù hợp. Thông thường, người ta sẽ dựa vào tính chất cụ thể của từng công trình để chọn cách bố trí thép sàn 1 phương hoặc 2 phương.Thực hiện bố trí thép sàn 2 lớp
Căn cứ vào tiến độ và phương án đã thống nhất trước đó để tiến hành bố trí kết cấu. Đây là bước quan trọng, có vai trò quyết định chất lượng chung của công trình. Do đó, cần phải đảm bảo thực hiện theo đúng kỹ thuật tiêu chuẩn.Kiểm tra
Đây là bước không thể thiếu để kiểm soát chất lượng của kết cấu thép sàn 2 lớp. Việc thực hiện bước này sẽ giúp phát hiện những sai sót trong quá trình thực hiện và có phương án điều chỉnh kịp thời, tránh ảnh hưởng đến kết cấu chung của công trình.Lỗi sai khi bố trí thép sàn 2 lớp
Lỗi sai nghiêm trọng khi đi thép sàn 2 lớp là khi cả hai lớp thép trên và dưới được đi với thanh thép ngắn đặt trước, thanh dài đặt sau. Điều này chỉ đúng với thép dưới mà thôi.Theo tiêu chuẩn xây dựng là đối với lớp thép trên ta phải làm ngược lại, vì vậy thanh dài đi trước thanh ngắn chúng ta bố trí đi sau. Việc không tuân thủ quy chuẩn này có thể gây ra nguy hiểm nghiêm trọng trong quá trình sử dụng sàn, vì nó làm giảm đáng kể khả năng chịu tải của sàn. Nếu sàn không được thiết kế và thi công đúng cách, có thể dẫn đến sự cố thiếu chắc chắn và hao tốn nhiều về tài sản. Do đó, cần luôn tuân thủ quy chuẩn và yêu cầu các thợ thi công có đủ kinh nghiệm để đảm bảo an toàn cho công trình.
Lưu ý khi bố trí thép sàn 2 lớp
Để đảm bảo chất lượng của sàn thép thì không nên bỏ qua những lưu ý sau trong quá trình thi công hạng mục này:Thép chịu lực chính phải được bố trí với kích thước và chiều cao tối đa bề dày sàn bê tông.
Lớp bê tông bảo vệ thép phải có chiều dày từ 15 đến 25mm và không được nhỏ hơn tiết diện đường kính của thép.
Thép sàn neo vào dầm cần đảm bảo: Chiều dài neo của cây thép lớp trên là 30D, trong trường hợp là thép trơn thì thực hiện uốn móc vào dầm. Chiều dài neo của cây thép lớp dưới là 20D.
Nếu thép đặt vuông góc với thép mũ thì sẽ nằm dưới thép mũ và cần kê con kê sau khi buộc xong để 2 lớp thép không dính vào nhau.
Trên đây là những chia sẻ của Pescons về cách bố trí thép sàn 2 lớp đúng kỹ thuật và các vấn đề liên quan. Hy vọng những chia sẻ đó sẽ giúp bạn hiểu hơn về vai trò và tầm quan trọng của kết cấu này. Nếu bạn cần tư vấn thêm về xây dựng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
- Báo Giá Thi Công Phần Thô Đà Nẵng - Pescons
- An Toàn Lao Động - Yếu Tố Hàng Đầu Trong Xây Dựng Tại Pescons
- Khách Hàng Nói Gì Về Pescons
- Kỹ Thuật Ốp Lát Gạch - Lưu Ý Khi Thực Hiện
- Giải Pháp Chống Nóng Cho Nhà Ở Vào Mùa Hè
- Những Lưu Ý Cần Nhớ Trước Khi Ký Hợp Đồng Xây Nhà Trọn Gói
- Kỹ Thuật Xây Tường Gạch
- Chủ Tịch Pescons Nhận Giải Thưởng Doanh Nhân Trẻ Xuất Sắc 2023
- Đà Kiềng Là Gì? Quy Trình Thi Công Đà Kiềng Đúng Kỹ Thuật
- Tải Trọng Móng Là Gì? Quy Trình Tính Tải Trọng Móng Chuẩn Nhất
- Nguyên Nhân Thấm Sàn Mái - Các Biện Pháp Chống Thấm Sàn Mái Hiệu Quả
- Phân Loại Móng Cọc - Quy Trình Thi Công Móng Cọc