" />
PESCONS CONSTRUCTIONS

Chống thấm chân tường như thế nào cho hiệu quả là vấn đề được nhiều gia chủ quan tâm. Vì thế trong bài viết này, Pescons xin chia sẻ quy trình tối ưu nhất để thực hiện chống thấm cho vị trí chân tường.

Nguyên Nhân Thấm Chân Tường - Biện Pháp Chống Thấm Chân Tường Hiệu Quả

Chống thấm chân tường như thế nào cho hiệu quả là vấn đề được nhiều gia chủ quan tâm. Vì thế trong bài viết này, Pescons xin chia sẻ quy trình tối ưu nhất để thực hiện chống thấm cho vị trí chân tường.

Nguyên nhân gây thấm chân tường

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm chân tường, trong đó có cả yếu tố khách quan và chủ quan. Bởi vậy, để có thể chọn được phương pháp chống thấm chân tường hiệu quả, chúng ta cần phải nắm rõ các nguyên nhân gây ra hiện tượng này, bao gồm:

Do ảnh hưởng của vật liệu xây dựng gốc

Các vật liệu như vữa xi măng, gạch,... đều có bản chất là dễ hấp thụ nước. Vì vậy, sau một thời gian sử dụng, những vật liệu này sẽ bị thấm nước. Từ đó, một phần nước sẽ được mao dẫn lên trên, phần còn lại thì thấm và đọng tại chân tường.
Hiện tượng thấm nước tại chân tường thường xuất hiện ở những nơi có độ ẩm cao và gần nguồn nước như sông, suối, ao, hồ, bếp, nhà vệ sinh,...

Do thi công không đúng lượng vữa xi măng

Cụ thể là trong quá trình thi công, thợ không sử dụng đúng lượng vữa xi măng cần thiết hoặc xi măng được dùng có chất lượng kém. Dẫn đến sự hình thành các lỗ rỗng khiến nước thấm vào chân tường và các phần kết cấu khác.
nguyên nhân gây thấm chân tường

Do không có biện pháp chống thấm chân tường ngay từ đầu

Ngay từ giai đoạn thi công ban đầu, gia chủ hoặc nhà thầu kém chất lượng vì chủ quan mà bỏ qua bước chống thấm cho vị trí này; hoặc có thi công chống thấm nhưng không đúng kỹ thuật. Hậu quả là nước thấm vào chân tường và gây ảnh hưởng đến cả công trình.

Hậu quả của tình trạng chân tường bị thấm

Nếu không có biện pháp chống thấm chân tường phù hợp thì không chỉ làm giảm chất lượng của công trình mà còn gây hại đến sức khỏe của gia chủ và người thân.
Cụ thể, chân tường bị thấm nước sẽ ảnh hưởng đến kết cấu của tường, làm giảm độ bền cũng như tính thẩm mỹ của công trình. Hơn nữa, quá trình khắc phục, cải tạo và sửa chữa về sau cũng tốn rất nhiều chi phí.
Ngoài ra, chân tường bị thấm còn dẫn đến sự hình thành các mảng nấm, rêu mốc có nhiều vi khuẩn gây hại. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người và vật sống trong không gian đó.
giải quyết chân tường bị thấm

Một số phương pháp chống thấm chân tường sai cách

Việc không xác định đúng nguyên nhân gây thấm chân tường sẽ dẫn đến ứng dụng sai phương pháp thi công khiến gia chủ vừa mất tiền oan, vừa không chống thấm chân tường một cách triệt để. Dưới đây là một số phương pháp chống thấm lợi bất cập hại, càng chống càng thấm mà gia chủ tuyệt đối không nên thử.

Ốp gạch hoặc dùng giấy dán tường

Nhiều gia chủ khi thấy chân tường bị thấm sẽ dùng gạch hoặc giấy dán tường để khắc phục. Tuy nhiên, hai phương pháp này chỉ có hiệu quả thẩm mỹ trong một thời gian ngắn chứ hoàn toàn không có khả năng chống thấm chân tường. 
Bởi vì phần tường bị thấm bên trong vẫn tiếp tục bốc lên cao và phá hủy toàn bộ bức tường. Còn gạch ốp, giấy dán tường ở bên ngoài thì bị bong tróc và càng gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà.
chống thấm chân tường sai cách

Dùng vữa trát mác cao

Về cơ bản, vữa mác cao chỉ khiến tường dễ nứt và bị thấm nhanh hơn. Do đó, phương pháp này chỉ gây lãng phí, tốn thời gian chứ không có tác dụng chống thấm chân tường.

Đục 1m tường cũ rồi chống thấm

Một số nhà thầu thiếu kinh nghiệm thường chống thấm chân tường bằng cách đục phần tường cũ bị thấm từ 30 đến 100cm rồi thi công chống thấm. Tuy nhiên, biện pháp này không mang lại hiệu quả cao, vì về sau hơi nước lại tiếp tục mao dẫn và làm ẩm phần tường bên trên.

Quy trình chống thấm chân tường hiệu quả

Để chống thấm cho khu vực chân tường một cách tối ưu nhất, gia chủ có thể thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Đục lớp vữa tại vị trí tường bị thấm theo chiều từ dưới nền nhà lên trên. Lưu ý là thấm đến đâu thì đục đến đó.
Bước 2: Xác định mạch vữa chống thấm, thường ở vị trí cao hơn cốt nền từ 15 đến 20cm.
quy trình chống thâm chân tường hiệu quả
Bước 3: Khoan lỗ và bơm hóa chất chống thấm vào các lỗ khoan đó. Cần lưu ý vệ sinh lỗ khoan thật sạch trước khi bơm và thực hiện bơm theo đúng định mức trên bao bì của sản phẩm.

biện pháp chống thấm chân tường hiệu quả
Bước 4: Trát vữa đã trộn phụ gia chống thấm để hoàn thiện.
Hy vọng những chia sẻ của Pescons về quy trình chống thấm chân tường đúng kỹ thuật sẽ hữu ích với bạn. Nếu còn bất cứ vấn đề nào cần giải đáp, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.
Hotline:0966 880 718