" />
PESCONS CONSTRUCTIONS

Móng bè (móng toàn diện) là một loại móng nông. Thường được ứng dụng cho các công trình xây dựng trên nền đất yếu, kể cả nơi có nước hay không có nước.

Móng Bè Là Gì? Quy Trình Thi Công Móng Bè

Móng bè là gì? Cấu tạo và quy trình thi công móng bè như thế nào? Pescons sẽ giúp bạn trả lời những vấn đề này qua bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu nhé! 

Móng bè là gì?

Móng bè (móng toàn diện) là một loại móng nông. Thường được ứng dụng cho các công trình xây dựng trên nền đất yếu, kể cả nơi có nước hay không có nước.
Đây là một trong những loại móng có khả năng phân bố đều tải trọng từ công trình xuống, hạn chế hiện tượng sụt lún nền móng. Vì thế, móng bè thường được chọn cho các công trình có hầm, kho, hồ bơi, bể chứa nước,...

móng bè là gì?

Phân loại 

Như các loại móng khác, móng bè cũng được chia ra nhiều loại. Cụ thể như sau:

Móng bản vòm ngược

Hay còn gọi là sàn nấm
- Thường được sử dụng cho các công trình có yêu cầu cao về độ chịu uốn.
- Công trình lớn nếu chọn loại móng bè này thì thường dùng vật liệu chính là gạch đá xây và bê tông.

Móng bản phẳng

- Gồm có móng bè dạng bản phẳng và móng bè dạng bản phẳng có gia cường mũ cột.
- Thường ứng dụng cho các công trình được xây dựng trên nền đất yếu.

phân loại móng bè

Móng kiểu có sườn

- Loại móng bè này được chia như sau: móng kiểu sườn nằm trên bản móng và móng kiểu sườn nằm bên dưới có tiết diện hình thang.

Móng kiểu hộp

- Có kết cấu chịu lực tốt nhờ vào khả năng phân bố đều trên nền đất. Cũng vì thế mà móng kiểu hộp có quy trình thi công phức tạp hơn so với các loại móng bè khác.

Cấu tạo

Móng bè có cấu tạo nhiều lớp như sau:
- Lớp bê tông sàn dày 10cm.
- Kích thước dầm móng 300x700mm.
- Chiều cao bản móng tiêu chuẩn 32cm.
- Thép bản móng tiêu chuẩn là thép phi 2 lớp 12A200.
- Thép dầm móng tiêu chuẩn gồm: thép đai và thép dọc.
cấu tạo móng bè

So sánh móng bè với các loại móng khác

Loại móng

Ưu điểm

Nhược điểm

Móng bè

- Thời gian thi công nhanh, chi phí thiết kế thấp.
- Hiệu quả nhất khi xây ở các khu vực có mật độ xây dựng thấp, ít chịu tác động hai chiều khi gần các công trình lân cận.

- Không phải công trình nào cũng áp dụng được.
- Dễ bị lún không đều do lớp địa chất bên dưới không phải hằng số, khi đã xảy ra sụt lún thì gần như không thể trở về trạng thái ban đầu.
- Dễ ảnh hưởng đến nền móng kết cấu của các công trình lân cận.

Móng băng

- Giảm áp lực đáy móng.
- Có khả năng chống sự lún không đều giữa các cột.

- Độ ổn định về lật, trượt kém.
- Chỉ thích hợp với các công trình có quy mô nhỏ vì sức chịu tải của nền móng không cao.
- Thi công phức tạp nếu mực nước mặt nằm sâu.

Móng cọc

- Chi phí thi công giảm được 35% nhờ khối lượng đào đất giảm khoảng 85% và bê tông giảm từ 30 đến 40%.
- Tuổi thọ công trình cao.
- Thời gian ép cọc nhanh chóng với phương pháp thi công đóng cọc hàng loạt.
- Có thể sản xuất cọc có tiết diện và chiều dài lớn nhờ momen uốn nứt lớn.
- Cho phép dễ dàng nâng tầng nhà ở nếu đã tính trước đầy đủ tải trọng cho quy mô xây dựng.

- Chiều sâu thi công trung bình, từ 10 đến 60m.
- Tiết diện thông thường không quá lớn (cọc vuông: 20x20, 45x45; cọc tròn: d25, d70).

Móng đơn

- Tiết kiệm chi phí.

- Chỉ phù hợp với đất nền có sức chịu tải tốt và tải trọng của công trình không quá lớn.

 
ưu điểm nhược điểm móng bè

Quy trình thi công móng bè đúng kỹ thuật

Công tác chuẩn bị

- Giải phóng, vệ sinh mặt bằng thi công.
- Chuẩn bị nhân sự, máy móc, thiết bị, vật liệu cần thiết cho quá trình thi công.
quy trình thi công móng bè

Đào đất hố móng

- San lấp và đào hố móng bè theo bản vẽ thiết kế.

Xây tường móng

- Được thực hiện sau khi đặt móng để gia tăng sự chắc chắn của móng.
quy trình thi công móng bè

Đổ bê tông giằng móng

- Đổ từng lớp với bề dày khoảng 20 đến 30cm.

quy trình thi công móng bè

Nghiệm thu và bảo dưỡng

- Móng bè sau khi đổ bê tông phải được giữ ẩm và tránh tác động mạnh trực tiếp để đảm bảo độ bền của nền móng.
Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu được cơ bản về móng bè. Nếu còn thông tin nào chưa rõ, hãy liên hệ ngay với Pescons để được tư vấn nhé.
 
Hotline:0966 880 718