Móng băng là loại móng thường có kết cấu một dải dài, được đặt độc lập hoặc giao nhau bởi các điểm nối thành hình chữ thập, giúp chịu tải toàn bộ kết cấu của ngôi nhà.
Móng Băng Là Gì? Phân Loại, Ưu Nhược Điểm Của Móng Băng
Móng băng là loại móng nhà rất phổ biến trong xây dựng các công trình dân dụng như Nhà phố, Biệt thự, Nhà cấp 4,…
Móng băng được xếp vào loại móng nông. Chiều sâu chôn móng thường từ 2m đến 2,5m
- Giúp sự liên kết giữa tường và cột chắc chắn hơn, hạn chế hiện tượng lún lệch giữa các cột.
- Tải trọng được truyền xuống đồng đều
- Giảm áp lực xuống đáy móng
- Thi công nhanh, dễ, tiết kiệm chi phí
- Vì là móng nông nên tính ổn định, chống trượt và chống lật chỉ ở mức tương đối
- Với những công trình có mạch nước phí dưới thì đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp
- Những nơi đất bùn, đất yếu không nên sử dụng loại móng này
Móng băng có cấu tạo cơ bản bằng bê tông cốt thép bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết thành một khối và dầm móng.
Bê tông lót móng dày 100mm
Bản móng với kích thước từ: (900-1200) x 350 mm
Dầm móng với kích thước từ: 300 x (500-700)mm
Thép bản móng phổ thông: Φ12a150
Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150
Chú ý: Đây chỉ là các thông số phổ thông, cơ bản. Tuỳ thuộc vào công trình cũng như nền đất mà thông số có thể thay đổi để đảm bảo kết cấu công trình.
Móng băng được chia thành 5 loại phổ biến hiện nay dựa theo tính chất, độ cứng và cấu tạo theo phương.
Xét về độ cứng, móng băng chia thành 3 loại: Móng cứng – Móng mềm – Móng kết hợp
Xét về phương vị chia thành 2 loại: Móng 1 phương – Móng 2 phương
- Móng 1 Phương: Được dùng theo 1 phương duy nhất chiều ngang hoặc dọc. Các đường móng song song với khoảng cách tuỳ thuộc vào diện tích nhà.
- Móng 2 phương: Các đường móng giao nhau vuông góc như hình ô bàn cờ
Đây là công tác cực kỳ quan trọng quyết định đến độ bền chắc của móng. Cần phải thi công theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra. Đặc biệt, ván khuông phải đáp ứng tiêu chuẩn như độ vững chắc, độ dày cần thiết, không bị biến dạng bởi trọng lượng trong quá trình thi công.
- Quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông đảm bảo không bị chảy xi măng
- Cốt thép đung với hình dáng, kích thước cấu kiện
- Cây chông được đảm bảo chất lượng và đúng quy cách, mật độ phân bổ phải được tính toán cụ thể. Gỗ phải được chống xuôi, chân đế phải được cố định chắc chắn.
Nên đổ bê tông từ xa đến gần, trong quá trình này không được đứng trên thành cốt pha.
Sau khi xác định công trình phù hợp để làm móng băng, cần tính toán kỹ lưỡng để chọn loại móng như móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp. Điều này phụ thuộc vào chiều sâu của đất đặt móng.
Trường hợp 1: Chiều sâu đặt móng lớn thì bạn thi công móng mềm với tác dụng là giảm chiều sâu khi đặt móng.
Trường hợp 2: Nếu chiều sâu đặt móng nông thì dùng móng bê tông cốt thép.
Trường hợp 3: Khi móng cần cường độ cao thì bạn nên dùng móng bê tông cốt thép.
Đối với công trình có tầng hầm thì móng băng có tác dụng chắn đất, tạo đường hầm. Bạn có thể thiết kế tường hầm nằm dưới mặt đất hoặc một phần trên mặt đất (tầng bán hầm). Như vậy, móng băng của tầng hầm phải đặt sâu hơn nền tầng hầm một khoảng >0.4m và đỉnh móng phải nằm dưới sàn của tầng hầm.
Khi các cột hoặc tường theo cả 2 phương thì dải móng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng ở vị trí hồi nhà phải tốt hơn móng dọc nhà và móng tường ngăn. Như vậy, đáy móng sẽ phải được đặt ở cùng chiều sâu nên móng ở hồi nhà rộng hơn.
Kết Luận
Như vậy sau khi hiểu được móng băng là gì, quy trình thi công móng băng cũng như những lưu ý về kỹ thuật khi thi công thì ta có thể thấy được rằng, để thi công móng băng đòi hỏi phải có đội ngũ nhân công tay nghề cao và kỹ sư giám sát có chuyên môn bởi vì móng là một trong những hạng mục thi công phần thô đặc biệt quan trọng của ngôi nhà.
Móng băng là gì?
Móng băng là loại móng thường có kết cấu một dải dài, được đặt độc lập hoặc giao nhau bởi các điểm nối thành hình chữ thập, giúp chịu tải toàn bộ kết cấu của ngôi nhà. Móng băng phù hợp cho các công trình thi công nhà phố, biệt thự 3 tầng trở lênMóng băng được xếp vào loại móng nông. Chiều sâu chôn móng thường từ 2m đến 2,5m
Ưu điểm của móng băng
- Giúp sự liên kết giữa tường và cột chắc chắn hơn, hạn chế hiện tượng lún lệch giữa các cột.- Tải trọng được truyền xuống đồng đều
- Giảm áp lực xuống đáy móng
- Thi công nhanh, dễ, tiết kiệm chi phí
Nhược điểm của Móng băng
- Vì là móng nông nên tính ổn định, chống trượt và chống lật chỉ ở mức tương đối- Với những công trình có mạch nước phí dưới thì đòi hỏi kỹ thuật thi công phức tạp
- Những nơi đất bùn, đất yếu không nên sử dụng loại móng này
Cấu tạo móng băng
Móng băng có cấu tạo cơ bản bằng bê tông cốt thép bao gồm lớp bê tông lót móng, bản móng chạy liên tục liên kết thành một khối và dầm móng.Bê tông lót móng dày 100mm
Bản móng với kích thước từ: (900-1200) x 350 mm
Dầm móng với kích thước từ: 300 x (500-700)mm
Thép bản móng phổ thông: Φ12a150
Thép dầm móng phổ thông: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8a150
Chú ý: Đây chỉ là các thông số phổ thông, cơ bản. Tuỳ thuộc vào công trình cũng như nền đất mà thông số có thể thay đổi để đảm bảo kết cấu công trình.
Các loại móng băng
Móng băng được chia thành 5 loại phổ biến hiện nay dựa theo tính chất, độ cứng và cấu tạo theo phương.Xét về độ cứng, móng băng chia thành 3 loại: Móng cứng – Móng mềm – Móng kết hợp
Xét về phương vị chia thành 2 loại: Móng 1 phương – Móng 2 phương
- Móng 1 Phương: Được dùng theo 1 phương duy nhất chiều ngang hoặc dọc. Các đường móng song song với khoảng cách tuỳ thuộc vào diện tích nhà.
- Móng 2 phương: Các đường móng giao nhau vuông góc như hình ô bàn cờ
Quy trình thi công móng băng
1. Xử lý mặt bằng & chuẩn bị nguyên vật liệu
Mặt bằng cần được xử lý cho thật phẳng, sạch sẽ2. Đào đất
Đào đất xung quanh các trục đã được định vị, không nên đào quá sâu hoặc quá nông, đảm bảo kích thước móng đạt chuẩn. Cần hút nước nếu xuất hiện nhiều nước dưới hố móng.3. Lắp đặt bố trí thép
Lắp đặt, bố trí thép móng băng cần tuân thủ đúng thiết kế. Bề mặt thép phải sạch sẽ, không dính bùn đất, dầu mỡ hay vảy sắt. Cốt thép phải được uốn và nắn thẳng, cắt đúng bản vẽ.
4. Lắp dựng cốt pha
Đây là công tác cực kỳ quan trọng quyết định đến độ bền chắc của móng. Cần phải thi công theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra. Đặc biệt, ván khuông phải đáp ứng tiêu chuẩn như độ vững chắc, độ dày cần thiết, không bị biến dạng bởi trọng lượng trong quá trình thi công.- Quá trình đổ bê tông và đầm lên bê tông đảm bảo không bị chảy xi măng
- Cốt thép đung với hình dáng, kích thước cấu kiện
- Cây chông được đảm bảo chất lượng và đúng quy cách, mật độ phân bổ phải được tính toán cụ thể. Gỗ phải được chống xuôi, chân đế phải được cố định chắc chắn.
Bước 5: Đổ bê tông
Đây là giai đoạn cuối cùng sau khi lắp đặt cốt thép và cốt pha, quyết định đến cả công trình sau này. Thế nên, bê tông phải đạt chuẩn, không lẫn rác.Nên đổ bê tông từ xa đến gần, trong quá trình này không được đứng trên thành cốt pha.
Lưu ý khi thi công móng băng
Sau khi xác định công trình phù hợp để làm móng băng, cần tính toán kỹ lưỡng để chọn loại móng như móng cứng, móng mềm hay móng kết hợp. Điều này phụ thuộc vào chiều sâu của đất đặt móng.Trường hợp 1: Chiều sâu đặt móng lớn thì bạn thi công móng mềm với tác dụng là giảm chiều sâu khi đặt móng.
Trường hợp 2: Nếu chiều sâu đặt móng nông thì dùng móng bê tông cốt thép.
Trường hợp 3: Khi móng cần cường độ cao thì bạn nên dùng móng bê tông cốt thép.
Đối với công trình có tầng hầm thì móng băng có tác dụng chắn đất, tạo đường hầm. Bạn có thể thiết kế tường hầm nằm dưới mặt đất hoặc một phần trên mặt đất (tầng bán hầm). Như vậy, móng băng của tầng hầm phải đặt sâu hơn nền tầng hầm một khoảng >0.4m và đỉnh móng phải nằm dưới sàn của tầng hầm.
Khi các cột hoặc tường theo cả 2 phương thì dải móng giao nhau có dạng ô cờ trên mặt bằng. Móng ở vị trí hồi nhà phải tốt hơn móng dọc nhà và móng tường ngăn. Như vậy, đáy móng sẽ phải được đặt ở cùng chiều sâu nên móng ở hồi nhà rộng hơn.
Kết Luận
Như vậy sau khi hiểu được móng băng là gì, quy trình thi công móng băng cũng như những lưu ý về kỹ thuật khi thi công thì ta có thể thấy được rằng, để thi công móng băng đòi hỏi phải có đội ngũ nhân công tay nghề cao và kỹ sư giám sát có chuyên môn bởi vì móng là một trong những hạng mục thi công phần thô đặc biệt quan trọng của ngôi nhà.
- Báo Giá Thi Công Phần Thô Đà Nẵng - Pescons
- An Toàn Lao Động - Yếu Tố Hàng Đầu Trong Xây Dựng Tại Pescons
- Khách Hàng Nói Gì Về Pescons
- Kỹ Thuật Ốp Lát Gạch - Lưu Ý Khi Thực Hiện
- Giải Pháp Chống Nóng Cho Nhà Ở Vào Mùa Hè
- Những Lưu Ý Cần Nhớ Trước Khi Ký Hợp Đồng Xây Nhà Trọn Gói
- Kỹ Thuật Xây Tường Gạch
- Chủ Tịch Pescons Nhận Giải Thưởng Doanh Nhân Trẻ Xuất Sắc 2023
- Đà Kiềng Là Gì? Quy Trình Thi Công Đà Kiềng Đúng Kỹ Thuật
- Tải Trọng Móng Là Gì? Quy Trình Tính Tải Trọng Móng Chuẩn Nhất
- Nguyên Nhân Thấm Sàn Mái - Các Biện Pháp Chống Thấm Sàn Mái Hiệu Quả
- Phân Loại Móng Cọc - Quy Trình Thi Công Móng Cọc