Theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995, kể từ lúc lắp đặt thi công cốp pha dầm sàn, chỉ được tháo dỡ sau khi bê tông đạt đủ cường độ và bắt đầu từ các cốp pha ít chịu lực hơn
Kỹ Thuật Thi Công Cốp Pha Dầm Sàn
Thi công cốp pha dầm sàn là khái niệm không xa lạ gì với người làm trong ngành xây dựng. Thế nhưng, không phải ai cũng biết quy trình lắp đặt và tháo dỡ cốp pha dầm sàn đúng kỹ thuật. Hãy để Pescons chia sẻ kiến thức này với bạn nhé.
Bước 2: Thi công cốp pha dầm sàn.
- Rải ván lót để đặt chân cột.
- Đặt cây chống chữ T, đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống và đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm.
- Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông, bu lông, cây chống xiên.
- Kiểm tra tim dầm, chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế.
- Liên kết ván diềm bằng đinh con đỉa vào thành ván khuôn dầm và dầm đỡ ván khuôn dầm.
Bước 1: Giữ lại toàn bộ đà giáo vào cột chống nằm ở tấm sàn và kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông.
Bước 2: Lần lượt tháo dỡ từng bộ phận cốt chống cốp pha, giữ lại cột chống an toàn, cách nhau 3m và dưới các dầm thường có nhịp lớn hơn 4m.
Theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995, kể từ lúc lắp đặt thi công cốp pha dầm sàn, chỉ được tháo dỡ sau khi bê tông đạt đủ cường độ và bắt đầu từ các cốp pha ít chịu lực hơn. Cốp pha chịu lực trong kết cấu như dầm sàn, cột chống được tháo theo lịch trình sau:
- Với dầm, vòm có khẩu dưới 2m: Tháo sau khoảng 7 ngày, khi bê tông đạt 50% cường độ.
- Với dầm, vòm có khẩu từ 2m đến 8m: Tháo sau khoảng 10 ngày, khi bê tông đạt 70% cường độ.
- Với dầm, vòm có khẩu trên 8m: Tháo sau ít nhất 23 ngày, khi bê tông đạt 90% cường độ.
- Cần đảm bảo rằng hệ thống cốp pha sàn dầm có hình dáng, kích thước đúng với tiêu chuẩn quy định hiện hành, ván không bị cong, vênh. Giả sử dầm sàn có khẩu độ lớn hơn 4m thì phải được thiết kế có độ vồng thi công với trị số độ vồng được tính theo công thức: f=3L/1000 (với L là khẩu độ được tính bằng đơn vị mét).
- Khuôn đúc bê tông cần phải có ván cốp pha đảm bảo độ cứng, chắc chắn, ổn định tạo sự dễ dàng trong thao tác lắp đặt và tháo dỡ.
- Tiến hành lắp đặt thi công cốp pha dầm sàn phải đảm bảo ghép các chi tiết một cách kín nhất, tạo thành một khối liền kề.
- Lắp cốp pha dầm sàn trước khi lắp cốt thép vào để chắc chắn hệ thống đúng theo tiêu chuẩn đưa ra.
- Với trọng lượng lớn nên khi thiết kế và tiến hành thi công cốp pha dầm sàn thì cần tính toán khoảng cách giữa vách khuôn và cốt thép hợp lý nhất để tăng khả năng chịu lực.
- Hạn chế va đập làm ảnh hưởng đến kết cấu bê tông.
- Tuyệt đối không tự ý tháo dỡ cốp pha khi bê tông chưa đạt được đến cường độ tiêu chuẩn.
- San, đầm chặt đất nền để chống lún khi lắp đặt giàn giáo. Đồng thời, phải đảm bảo giàn giáo thẳng đứng, được giằng giữ theo đúng thiết kế và có biện pháp chống lún, chống trượt cho chân cột.
- Công nhân phải được trang bị dây an toàn có thể cố định vào các bộ phận hoặc kết cấu vững chắc.
- Khi thi công cốp pha dầm sàn ở độ cao từ 1,5m so với sàn nhà hoặc mặt đất, công nhân phải đứng trên sàn thao tác chắc chắn, được bắc trên khung đỡ, giáo ghế hay giáo cao, có lan can bảo vệ cao ít nhất 1m và hai thanh chắn ngang cách nhau 30cm. Nếu lắp đặt cốp pha cột hay dầm có độ cao tới 5,5m, có thể dùng giáo ghế di động; cao hơn 5,5m thì dùng giáo cao.
- Khi thi công cốp pha tấm lớn theo nhiều tầng thì chỉ được phép lắp cốp pha tầng trên sau khi cốp pha tầng dưới đã được cố định chắc chắn.
- Chuẩn bị sẵn biện pháp an toàn phù hợp để tránh tình trạng cốp pha nặng rơi từ trên cao xuống khi tháo dỡ, đồng thời cấm người không có phận sự đi lại tại khu vực làm việc.
- Tuân theo “4 không” khi tháo dỡ ván khuôn: không được tổ chức tháo dỡ ván khuôn ở nhiều tầng khác nhau trên cùng một đường thẳng đứng; không được xếp đống các tấm ván khuôn đã tháo dỡ trên giàn giáo; không lao ván khuôn từ trên cao xuống dù dưới đất không có người; không được để ván khuôn rơi vào đường dây điện.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Pescons về kỹ thuật thi công cốp pha dầm sàn sẽ giúp ích đến bạn trong quá trình chinh phục ngành xây dựng. Hãy liên hệ với Pescons để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.
Quy trình lắp đặt và tháo dỡ cốp pha dầm sàn đúng kỹ thuật
Các bước lắp đặt thi công cốp pha dầm sàn
Bước 1: Chuẩn bị, lựa chọn ván khuôn, cốt thép có chất lượng tốt, đáp ứng được các yêu cầu của công tác.Bước 2: Thi công cốp pha dầm sàn.
Đối với ván khuôn dầm
- Xác định tim dầm.- Rải ván lót để đặt chân cột.
- Đặt cây chống chữ T, đặt 2 cây chống sát cột, cố định 2 cột chống và đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm.
- Đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, cố định mép trên bằng các gông, bu lông, cây chống xiên.
- Kiểm tra tim dầm, chỉnh cao độ đáy dầm cho đúng thiết kế.
Đối với ván khuôn sàn
- Dùng ván khuôn thép đặt trên hệ dàn giáo chữ A chịu lực bằng thép và hệ xà gồ bằng gỗ.- Liên kết ván diềm bằng đinh con đỉa vào thành ván khuôn dầm và dầm đỡ ván khuôn dầm.
Các bước tháo dỡ cốp pha dầm sàn
Sau khi thi công cốp pha dầm sàn, tiến hành tháo dỡ theo quy trình các bước như sau:Bước 1: Giữ lại toàn bộ đà giáo vào cột chống nằm ở tấm sàn và kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông.
Bước 2: Lần lượt tháo dỡ từng bộ phận cốt chống cốp pha, giữ lại cột chống an toàn, cách nhau 3m và dưới các dầm thường có nhịp lớn hơn 4m.
Theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995, kể từ lúc lắp đặt thi công cốp pha dầm sàn, chỉ được tháo dỡ sau khi bê tông đạt đủ cường độ và bắt đầu từ các cốp pha ít chịu lực hơn. Cốp pha chịu lực trong kết cấu như dầm sàn, cột chống được tháo theo lịch trình sau:
- Với dầm, vòm có khẩu dưới 2m: Tháo sau khoảng 7 ngày, khi bê tông đạt 50% cường độ.
- Với dầm, vòm có khẩu từ 2m đến 8m: Tháo sau khoảng 10 ngày, khi bê tông đạt 70% cường độ.
- Với dầm, vòm có khẩu trên 8m: Tháo sau ít nhất 23 ngày, khi bê tông đạt 90% cường độ.
Yêu cầu cần nhớ khi thi công cốp pha dầm sàn
Những yêu cầu khi lắp đặt cốp pha dầm sàn
Thi công cốp pha dầm sàn là hạng mục xây dựng quan trọng, quyết định kết cấu của công trình. Do đó, cần phải thực hiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật sau:- Cần đảm bảo rằng hệ thống cốp pha sàn dầm có hình dáng, kích thước đúng với tiêu chuẩn quy định hiện hành, ván không bị cong, vênh. Giả sử dầm sàn có khẩu độ lớn hơn 4m thì phải được thiết kế có độ vồng thi công với trị số độ vồng được tính theo công thức: f=3L/1000 (với L là khẩu độ được tính bằng đơn vị mét).
- Khuôn đúc bê tông cần phải có ván cốp pha đảm bảo độ cứng, chắc chắn, ổn định tạo sự dễ dàng trong thao tác lắp đặt và tháo dỡ.
- Tiến hành lắp đặt thi công cốp pha dầm sàn phải đảm bảo ghép các chi tiết một cách kín nhất, tạo thành một khối liền kề.
- Lắp cốp pha dầm sàn trước khi lắp cốt thép vào để chắc chắn hệ thống đúng theo tiêu chuẩn đưa ra.
- Với trọng lượng lớn nên khi thiết kế và tiến hành thi công cốp pha dầm sàn thì cần tính toán khoảng cách giữa vách khuôn và cốt thép hợp lý nhất để tăng khả năng chịu lực.
Những yêu cầu khi tháo dỡ cốp pha dầm sàn
- Tương tự với thi công cốp pha dầm sàn, việc tháo dỡ nên được tiến hành bởi đội ngũ giàu kinh nghiệm, thao tác nhanh nhẹn để không tác động gây ứng suất đột ngột.- Hạn chế va đập làm ảnh hưởng đến kết cấu bê tông.
- Tuyệt đối không tự ý tháo dỡ cốp pha khi bê tông chưa đạt được đến cường độ tiêu chuẩn.
Biện pháp an toàn khi thi công cốp pha dầm sàn
Trong quá trình thi công cốp pha dầm sàn, cần thực hiện các biện pháp sau để đảm bảo an toàn lao động.- San, đầm chặt đất nền để chống lún khi lắp đặt giàn giáo. Đồng thời, phải đảm bảo giàn giáo thẳng đứng, được giằng giữ theo đúng thiết kế và có biện pháp chống lún, chống trượt cho chân cột.
- Công nhân phải được trang bị dây an toàn có thể cố định vào các bộ phận hoặc kết cấu vững chắc.
- Khi thi công cốp pha dầm sàn ở độ cao từ 1,5m so với sàn nhà hoặc mặt đất, công nhân phải đứng trên sàn thao tác chắc chắn, được bắc trên khung đỡ, giáo ghế hay giáo cao, có lan can bảo vệ cao ít nhất 1m và hai thanh chắn ngang cách nhau 30cm. Nếu lắp đặt cốp pha cột hay dầm có độ cao tới 5,5m, có thể dùng giáo ghế di động; cao hơn 5,5m thì dùng giáo cao.
- Khi thi công cốp pha tấm lớn theo nhiều tầng thì chỉ được phép lắp cốp pha tầng trên sau khi cốp pha tầng dưới đã được cố định chắc chắn.
- Chuẩn bị sẵn biện pháp an toàn phù hợp để tránh tình trạng cốp pha nặng rơi từ trên cao xuống khi tháo dỡ, đồng thời cấm người không có phận sự đi lại tại khu vực làm việc.
- Tuân theo “4 không” khi tháo dỡ ván khuôn: không được tổ chức tháo dỡ ván khuôn ở nhiều tầng khác nhau trên cùng một đường thẳng đứng; không được xếp đống các tấm ván khuôn đã tháo dỡ trên giàn giáo; không lao ván khuôn từ trên cao xuống dù dưới đất không có người; không được để ván khuôn rơi vào đường dây điện.
Hy vọng những chia sẻ trên đây của Pescons về kỹ thuật thi công cốp pha dầm sàn sẽ giúp ích đến bạn trong quá trình chinh phục ngành xây dựng. Hãy liên hệ với Pescons để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé.
- Báo Giá Thi Công Phần Thô Đà Nẵng - Pescons
- An Toàn Lao Động - Yếu Tố Hàng Đầu Trong Xây Dựng Tại Pescons
- Khách Hàng Nói Gì Về Pescons
- Kỹ Thuật Ốp Lát Gạch - Lưu Ý Khi Thực Hiện
- Giải Pháp Chống Nóng Cho Nhà Ở Vào Mùa Hè
- Những Lưu Ý Cần Nhớ Trước Khi Ký Hợp Đồng Xây Nhà Trọn Gói
- Kỹ Thuật Xây Tường Gạch
- Chủ Tịch Pescons Nhận Giải Thưởng Doanh Nhân Trẻ Xuất Sắc 2023
- Đà Kiềng Là Gì? Quy Trình Thi Công Đà Kiềng Đúng Kỹ Thuật
- Tải Trọng Móng Là Gì? Quy Trình Tính Tải Trọng Móng Chuẩn Nhất
- Nguyên Nhân Thấm Sàn Mái - Các Biện Pháp Chống Thấm Sàn Mái Hiệu Quả
- Phân Loại Móng Cọc - Quy Trình Thi Công Móng Cọc