Muốn đảm bảo chất lượng công trình nhưng chỉ tập trung cấp phối nguyên vật liệu tốt và thi công đúng quy trình là chưa đủ. Ví dụ như với công tác đổ bê tông thì quá trình bảo dưỡng sau khi thi công có vai trò rất quan trọng.
Bảo Dưỡng Bê Tông Đúng Cách - Quy Trình Bảo Dưỡng Bê Tông
Tại sao cần bảo dưỡng bê tông?
Muốn đảm bảo chất lượng công trình nhưng chỉ tập trung cấp phối nguyên vật liệu tốt và thi công đúng quy trình là chưa đủ. Ví dụ như với công tác đổ bê tông thì quá trình bảo dưỡng sau khi thi công có vai trò rất quan trọng. Dưới đây là những lý do tại sao việc bảo dưỡng bê tông đúng cách là cần thiết:
Tăng cường độ bền
Bảo dưỡng bê tông đúng cách sẽ giúp kết cấu đạt được độ bền mong muốn. Vì công tác này giúp ngăn chặn sự xâm nhập của nước, sự tác động của hóa chất và các tác nhân ăn mòn khác. Từ đó có thể hạn chế đến mức tối đa nguy cơ hở nứt, trầy xước trên bề mặt bê tông.Đảm bảo chất lượng thi công
Bê tông chỉ đạt chất lượng tốt nhất khi được đông kết trong môi trường nhiệt độ, độ ẩm lý tưởng và không có va chạm mạnh. Do đó, khi ứng dụng kỹ thuật bảo dưỡng bê tông đúng cách sẽ giúp bê tông đạt được cường độ tối đa và hạn chế sự co giãn của bê tông.
Quy trình bảo dưỡng bê tông đúng cách
Để bảo dưỡng bê tông đúng cách thì cần thi công theo quy định TCVN 8828:2011 về “Bê tông - Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên”. Theo đó, quá trình bảo dưỡng bê tông được chia làm 2 giai đoạn, với giai đoạn sau được thực hiện kế tiếp giai đoạn trước và không gián đoạn. Cụ thể như sau:Giai đoạn bảo dưỡng ban đầu
Ở giai đoạn đầu tiên, cần chú ý sự tác động của các yếu tố khí hậu ở địa phương (nắng, gió, nhiệt độ, độ ẩm không khí) và ngăn chặn các tác động cơ học lên bề mặt bê tông. Dưới đây là chi tiết về quá trình bảo dưỡng bê tông đúng cách trong giai đoạn ban đầu:
Tiến hành phủ vật liệu đã được làm ẩm trên bề mặt bê tông vừa được thi công. Lưu ý là không được tác động cơ học cũng như không tưới nước trực tiếp tên bề mặt bê tông. Trong trường hợp cần thiết thì có thể tưới nước nhẹ lên bề mặt vật liệu phủ ẩm.
Ngoài ra, có thể phủ mặt bê tông bằng các vật liệu cách nước như nilon (vật liệu được ứng dụng cho quy trình bảo dưỡng bê tông đúng cách của Pescons), vải bạt, hoặc phun chất tạo màng nhằm ngăn nước bốc hơi. Nếu dùng chất tạo màng thì phun ẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Trong nhiều trường hợp, có thể dùng phun sương để phun nước trực tiếp lên bề mặt bê tông mà không cần phủ bề mặt. Tuy nhiên, nếu thi công trong điều kiện bị mất nước nhanh như thời tiết quá hanh khô hoặc nắng gắt,... thì nhất định phải phủ bề mặt bê tông.
Công tác giữ ẩm trong giai đoạn ban đầu chỉ kết thúc khi bê tông đạt được một giá trị cường độ nén nhất định, đảm bảo có thể tưới nước lên bề mặt bê tông mà không gây tổn hại.
Thời gian để đạt được cường độ này tùy thuộc vào vùng khí hậu địa phương. Cụ thể với khu vực từ huyện Diễn Châu (Nghệ An) trở ra thì cần khoảng 2,5h đến 5h vào mùa mưa ẩm và 5h đến 8h vào mùa hanh khô. Còn các khu vực khác vào các mùa đều cần khoảng từ 2.5h đến 5h.
Tuy nhiên, thời gian này cũng chỉ mang tính tương đối vì còn phụ thuộc vào tính chất của bê tông và tình hình thời tiết cụ thể. Cách tốt nhất để xác định bê tông đạt được cường độ nén ngay tại hiện trường là dùng nước để tưới thử lên bề mặt. Nếu không thấy có hư hại gì thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo của quy trình bảo dưỡng bê tông đúng cách.
Giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo
Công tác chính của giai đoạn này là liên tục tưới nước giữ ẩm hoặc ngâm nước cho mọi bề mặt hở của bê tông đến khi ngừng quá trình bảo dưỡng. Việc phủ ẩm ở giai đoạn bảo dưỡng tiếp theo không mang tính chất bắt buộc như giai đoạn trước, dù ở vùng khí hậu khô nóng. Tuy nhiên, nếu phủ ẩm thì có thể giảm số lần tưới nước trong ngày và hạn chế nguy cơ nứt bề mặt bê tông.
Tần suất tưới ẩm sẽ tùy thuộc vào cấu kiện bê tông cần bảo dưỡng và điều kiện khí hậu địa phương. Nhưng để đảm bảo quy trình bảo dưỡng bê tông đúng cách thì cần duy trì tưới ẩm cả ngày lẫn đêm, tránh tình trạng bề mặt bê tông bị khô trong đêm.
Có thể tham khảo bảng mức giá trị cường độ bảo dưỡng tới hạn (RBDth) và thời gian bảo dưỡng cần thiết (TBDct) cho bê tông nặng thông thường theo TCVN 8828-2011 để bảo dưỡng bê tông đúng cách. Lưu ý là tùy vào đặc điểm của loại bê tông, cấu kiện và khí hậu vùng miền mà có sự thay đổi phù hợp về thời gian bảo dưỡng.
Vùng khí hậu bảo dưỡng ẩm bê tông |
Tên mùa |
Thời gian trong năm (tính theo tháng) |
Mức giá trị quy định không nhỏ hơn |
|
RBDth, %R28 |
TBDct, ngày đêm |
|||
Vùng A (từ huyện Diễn Châu, Nghệ An trở ra) |
Mùa mưa ẩm |
4 ÷ 9 |
50 ÷ 55 |
3 |
Mùa hanh khô |
10 ÷ 3 |
40 ÷ 50 |
4 |
|
Vùng B (phía Đông Trường Sơn từ Diễn Châu đến Ninh Thuận) |
Mùa khô |
2 ÷ 7 |
55 ÷ 60 |
4 |
Mùa mưa |
8 ÷ 1 |
35 ÷ 40 |
2 |
|
Vùng C (Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ) |
Mùa khô |
12 ÷ 4 |
70 |
6 |
Mùa mưa |
5 ÷ 11 |
30 |
1 |
Hy vọng những chia sẻ của Pescons về quy trình bảo dưỡng bê tông đúng cách sẽ hữu ích với bạn trong quá trình thi công hoặc tìm hiểu về xây dựng. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay với Pescons để được tư vấn chi tiết hơn bởi chuyên gia xây dựng của chúng tôi nhé.
- Báo Giá Thi Công Phần Thô Đà Nẵng - Pescons
- An Toàn Lao Động - Yếu Tố Hàng Đầu Trong Xây Dựng Tại Pescons
- Khách Hàng Nói Gì Về Pescons
- Kỹ Thuật Ốp Lát Gạch - Lưu Ý Khi Thực Hiện
- Giải Pháp Chống Nóng Cho Nhà Ở Vào Mùa Hè
- Những Lưu Ý Cần Nhớ Trước Khi Ký Hợp Đồng Xây Nhà Trọn Gói
- Kỹ Thuật Xây Tường Gạch
- Chủ Tịch Pescons Nhận Giải Thưởng Doanh Nhân Trẻ Xuất Sắc 2023
- Đà Kiềng Là Gì? Quy Trình Thi Công Đà Kiềng Đúng Kỹ Thuật
- Tải Trọng Móng Là Gì? Quy Trình Tính Tải Trọng Móng Chuẩn Nhất
- Nguyên Nhân Thấm Sàn Mái - Các Biện Pháp Chống Thấm Sàn Mái Hiệu Quả
- Phân Loại Móng Cọc - Quy Trình Thi Công Móng Cọc