Gọi là lưới mắt cáo vì lưới có các ô hình thoi hoặc quả trám giống với hình dạng của mắt cáo.
Tác Dụng Của Lưới Mắt Cáo Trong Xây Dựng - Quy Trình Thi Công Lưới Mắc Cáo
Ứng dụng lưới mắt cáo trong xây dựng là công tác không xa lạ gì với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tác dụng của việc này là gì và quy trình thi công đúng chuẩn như thế nào. Hãy cùng Pescons tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Nhưng phổ biến nhất có lẽ là dùng lưới mắt cáo để hỗ trợ công tác trát tường cho các công trình dân dụng. Cụ thể, người ta sẽ đóng lưới tại các vị trí có đường ống âm tường hoặc ở nơi tiếp giáp giữa các vật liệu khác nhau như bê tông với tường xây. Mục đích là để tránh tình trạng rạn nứt, thấm tường làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.
Hạn chế nứt tường: Như đã nói ở phần trên, loại lưới này giúp tạo sự gắn kết bề mặt vật liệu với nhau. Từ đó, tăng khả năng chịu lực và nâng cao độ bền cho công trình.
Tiết kiệm chi phí: Nhờ ứng dụng lưới mắt cáo nên công trình có thể tránh gặp phải các lỗi thi công. Do vậy, có thể tiết kiệm được các chi phí sửa chữa và bảo dưỡng khác.
Phổ biến, dễ sử dụng: Đây là loại vật liệu cơ bản nên nguồn cung nhiều, có thể dễ dàng tìm mua, lưu trữ và thi công cho mọi loại công trình.
Cụ thể, quy trình này gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Xác định những vị trí tiếp giáp giữa các vật liệu khác nhau, vị trí đường ống âm tường.
Bước 2: Kiểm tra bề mặt tường xây tại các vị trí đó xem có gồ ghề không, đục bỏ các phần xi măng, bê tông dư thừa (nếu có) để làm phẳng.
Bước 3: Cố định lưới lên các vị trí đã xác định bằng đinh hoặc khoan vít. Đảm bảo lưới phải được căng thẳng, không bị cuộn xoắn, nhăn hay xê dịch.
Bước 4: Tô hồ dầu đã được trộn đều lên lưới mắt cáo vừa lắp. Hồ dầu phải bám chặt và không để lớp lưới trồi ra ngoài.
Bước 5: Kiểm tra và tiến hành công tác tô trát.
*Lưu ý: Theo TCVN 9377-2:2012 về Công tác trát trong xây dựng, khi thực hiện đóng lưới tô tường chống nứt giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau thì cần phủ kín lưới dọc chiều dài mạch ghép từ 150mm đến 200mm. Và ô lưới thép phải có kích thước tối đa là 30x30mm.
Hy vọng những chia sẻ của Pescons về tác dụng và quy trình thi công lưới mắt cáo trong công tác tô trát sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu có vấn đề gì còn thắc mắc, đừng quên liên hệ với Pescons để được tư vấn và giải đáp tận tình.
Tác dụng của lưới mắt cáo
Gọi là lưới mắt cáo vì lưới có các ô hình thoi hoặc quả trám giống với hình dạng của mắt cáo. Loại lưới này rất đa dạng về mẫu mã, kích thước và chất liệu nên thường được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, đặc biệt là trong xây dựng. Ở lĩnh vực này, lưới có thể dùng để làm hàng rào bảo vệ công trình, làm sàn thao tác, đổ sàn giả bê tông,...Nhưng phổ biến nhất có lẽ là dùng lưới mắt cáo để hỗ trợ công tác trát tường cho các công trình dân dụng. Cụ thể, người ta sẽ đóng lưới tại các vị trí có đường ống âm tường hoặc ở nơi tiếp giáp giữa các vật liệu khác nhau như bê tông với tường xây. Mục đích là để tránh tình trạng rạn nứt, thấm tường làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.
Ưu điểm của việc dùng lưới mắt cáo
Lưới mắt cáo hay được ưu tiên sử dụng trong xây dựng vì có những ưu điểm nổi bật sau:Hạn chế nứt tường: Như đã nói ở phần trên, loại lưới này giúp tạo sự gắn kết bề mặt vật liệu với nhau. Từ đó, tăng khả năng chịu lực và nâng cao độ bền cho công trình.
Tiết kiệm chi phí: Nhờ ứng dụng lưới mắt cáo nên công trình có thể tránh gặp phải các lỗi thi công. Do vậy, có thể tiết kiệm được các chi phí sửa chữa và bảo dưỡng khác.
Phổ biến, dễ sử dụng: Đây là loại vật liệu cơ bản nên nguồn cung nhiều, có thể dễ dàng tìm mua, lưu trữ và thi công cho mọi loại công trình.
Quy trình thi công lưới mắt cáo
Tuy việc ứng dụng lưới mắt cáo trong xây dựng nói chung và công tác tô trát tường nói riêng đã rất phổ biến, nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện đúng kỹ thuật này. Vì thế, Pescons xin chia sẻ quy trình thi công tiêu chuẩn đang được triển khai tại các công trình của chúng tôi.Cụ thể, quy trình này gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Xác định những vị trí tiếp giáp giữa các vật liệu khác nhau, vị trí đường ống âm tường.
Bước 2: Kiểm tra bề mặt tường xây tại các vị trí đó xem có gồ ghề không, đục bỏ các phần xi măng, bê tông dư thừa (nếu có) để làm phẳng.
Bước 3: Cố định lưới lên các vị trí đã xác định bằng đinh hoặc khoan vít. Đảm bảo lưới phải được căng thẳng, không bị cuộn xoắn, nhăn hay xê dịch.
Bước 4: Tô hồ dầu đã được trộn đều lên lưới mắt cáo vừa lắp. Hồ dầu phải bám chặt và không để lớp lưới trồi ra ngoài.
Bước 5: Kiểm tra và tiến hành công tác tô trát.
*Lưu ý: Theo TCVN 9377-2:2012 về Công tác trát trong xây dựng, khi thực hiện đóng lưới tô tường chống nứt giữa hai kết cấu bằng vật liệu khác nhau thì cần phủ kín lưới dọc chiều dài mạch ghép từ 150mm đến 200mm. Và ô lưới thép phải có kích thước tối đa là 30x30mm.
Hy vọng những chia sẻ của Pescons về tác dụng và quy trình thi công lưới mắt cáo trong công tác tô trát sẽ giúp ích cho các bạn. Nếu có vấn đề gì còn thắc mắc, đừng quên liên hệ với Pescons để được tư vấn và giải đáp tận tình.
- Báo Giá Thi Công Phần Thô Đà Nẵng - Pescons
- An Toàn Lao Động - Yếu Tố Hàng Đầu Trong Xây Dựng Tại Pescons
- Khách Hàng Nói Gì Về Pescons
- Kỹ Thuật Ốp Lát Gạch - Lưu Ý Khi Thực Hiện
- Giải Pháp Chống Nóng Cho Nhà Ở Vào Mùa Hè
- Những Lưu Ý Cần Nhớ Trước Khi Ký Hợp Đồng Xây Nhà Trọn Gói
- Kỹ Thuật Xây Tường Gạch
- Chủ Tịch Pescons Nhận Giải Thưởng Doanh Nhân Trẻ Xuất Sắc 2023
- Đà Kiềng Là Gì? Quy Trình Thi Công Đà Kiềng Đúng Kỹ Thuật
- Tải Trọng Móng Là Gì? Quy Trình Tính Tải Trọng Móng Chuẩn Nhất
- Nguyên Nhân Thấm Sàn Mái - Các Biện Pháp Chống Thấm Sàn Mái Hiệu Quả
- Phân Loại Móng Cọc - Quy Trình Thi Công Móng Cọc