" />
PESCONS CONSTRUCTIONS

Tác dụng của việc láng nền là tạo ra một lớp nền phẳng, mịn đẹp. Để láng nền, người ta sử dụng hồ dầu, vữa trải lên bề mặt vừa xây dựng

Kỹ Thuật Láng Nền Trong Xây Dựng - Và Các Lỗi Thường Gặp

Láng nền là một trong những bước quan trọng của quá trình xây dựng, được thực hiện trước khi tiến hành lát gạch. Hiển nhiên, công việc này cũng không hề đơn giản. Nó đòi hỏi người thi công phải có kinh nghiệm, kỹ năng để tạo nên bề mặt nền đạt chuẩn, thẩm mỹ cao.
Ở bài viết này, Pescons chia sẻ đến bạn quy trình thực hiện kỹ thuật láng nền đúng tiêu chuẩn.

Tại sao cần thực hiện kỹ thuật láng nền?

Tác dụng của việc láng nền là tạo ra một lớp nền phẳng, mịn đẹp. Để láng nền, người ta sử dụng hồ dầu, vữa trải lên bề mặt vừa xây dựng. Từ đó, tiến hành ốp lát gạch hoặc các công đoạn khác để tăng tính thẩm mỹ cho công trình. 
Có thể nói, đây là bước không thể bỏ qua của quá trình xây dựng. Và nếu thực hiện không chuẩn, bạn có thể sẽ gặp phải một số lỗi sau đây khi láng nền:
Nền đã láng bị rộp, bong.
Nền không bằng phẳng, chỗ thấp chỗ cao.
Có hiện tượng nứt, rỗ nền.
Vì thế, để không mắc những lỗi trên khi thi công, bạn cần phải tuân thủ kỹ thuật láng nền theo quy trình dưới đây.
kỹ thuật láng nền

Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu cần thiết khi láng nền

Chuẩn bị dụng cụ láng

Số lượng của dụng cụ tùy thuộc vào quy mô, tính chất của từng bề mặt cần láng. Tuy nhiên, về cơ bản, để thực hiện kỹ thuật láng nền cần có các dụng cụ như sau:
Bay xây
Bay đánh bóng
Thước tầm 3m
Thước rút
Thước nivo cân bằng điện tử (Hoặc máy trắc đạt)
Bàn xoa tay (Hoặc máy xoa)
Bàn đập
Lăn gai
Ngoài việc chuẩn bị dụng cụ láng, đơn vị thi công cũng cần trang bị đầy đủ bộ bảo hộ lao động cho người tham gia công tác láng nền. Trong trường hợp có sử dụng các loại máy móc như: máy trắc đạt, máy xoa; cần phải đảm bảo người thực hiện có đủ kiến thức và khả năng để vận hành máy.
kỹ thuật láng nền, các lỗi thường gặp khi láng nền

Chuẩn bị bề mặt và đặt mốc trước khi láng

Trước hết, dùng các dụng cụ chuyên nghiệp để xác định cao độ, độ dốc của nền theo đúng thiết kế hoặc yêu cầu của các bên liên quan. Đồng thời, đánh mốc cụ thể để quá trình thi công được thuận tiện và chuẩn xác.
Tiếp đến, kiểm tra kĩ bề mặt nền trước khi thực hiện kỹ thuật láng nền. Cần ghi nhớ những lưu ý sau đây khi chuẩn bị lớp nền:
Bề mặt phải được xử lý, vệ sinh sạch sẽ, ổn định, không gồ ghề.
Đảm bảo nền có độ bám dính tốt.
Làm ẩm nền thật kĩ để tránh tình trạng bong, rộp sau khi láng.
kỹ thuật láng nền

Chuẩn bị vật liệu láng

Các vật liệu chính cho quá trình láng nền, bao gồm:
Xi măng: đạt tiêu chuẩn; được bảo quản tốt, không bị thay đổi về chất lượng.
Cát vàng: không lẫn tạp chất, đường kính: 0.3 - 1.2 mm. Cần chú ý cẩn thận đến khâu rây, lọc cát. Vì nếu không, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của vữa, dẫn đến bề mặt của lớp láng không được phẳng sau khi thi công.
Lưu ý, vữa dùng để láng nền phải được trộn đúng quy cách, tỷ lệ theo TCVN 4314:2003 về vữa xây dựng.

Quy trình láng nền đúng kỹ thuật

Thực hiện kỹ thuật láng nền theo các bước sau:
Bước 1: Trải đều vật liệu láng lên bề mặt đã xử lý sạch.
Bước 2: Dùng bàn đập để vật liệu bám chặt vào nền.
Bước 3: Sử dụng thước tầm cán lớp vật liệu bằng phẳng với mặt mốc.
Bước 4: Xoa phẳng bằng bàn xoa.
Khi thi công, cần láng từ nơi có cao độ cao đến nơi có cao độ thấp. Việc này sẽ giúp hạn chế tình trạng nền không bằng phẳng sau khi láng. Ngoài ra, lúc dùng thước cán phẳng vật liệu phải làm thật đều tay để tránh bị bong, rộp nền. Đồng thời, nhằm tránh xuất hiện vết nứt trên bề mặt nền, đừng quên bổ sung hồ dầu vào vị trí mạch ngừng.
kỹ thuật láng nền, bảo dưỡng và nghiệm thu

Bảo dưỡng và nghiệm thu

Cách bảo dưỡng

Từ 1 đến 2h sau khi láng, phủ lên bề mặt một lớp vật liệu giữ ẩm và tưới nước; duy trì trong 5 ngày.
12 sau khi láng, tránh đi lại hay va chạm mạnh với bề mặt.
Lưu ý chống nắng và mưa xối trực tiếp trong 1 đến 3 ngày sau khi láng đối với bề mặt láng ở ngoài trời.

Tiêu chuẩn nghiệm thu

Sau khi thực hiện kỹ thuật láng nền, bề mặt được láng phải:
Bằng phẳng, không được gồ ghề hay lồi lõm.
Không xuất hiện vết nứt, rỗ hoặc bị bong.
Không phát ra tiếng “bộp” khi vỗ nhẹ lên bề mặt.
Đảm bảo độ dốc, phương dốc theo đúng thiết kế.
Sai số của độ dốc, cao độ không vượt quá các giá trị tiêu chuẩn.
Trên đây là những chia sẻ của Pescons về kỹ thuật láng nền. Hy vọng có thể giúp anh em thi công trong việc hoàn thiện kỹ năng, nâng cao tay nghề và tạo ra những công trình vững chắc, thẩm mỹ cao.

Các lỗi thường gặp

Các vấn đề bất cập và lỗi láng nền thường xảy ra
  • Sai cao độ nền so với thiết kế.
  • Không tập kết vật tư đúng nơi quy định.
  • Cát không đúng chủng loại so với hợp đồng đã ký. Cát quá mịn hoặc lấn tạp chất nhiều.
  • Không tưới ẩm, tưới hồ dầu trước khi láng (cán).
  • Vữa trộn khô, thiếu hoặc nhiều nước.
  • Không trộn vữa bằng máy mà trộn thủ công (trộn tay).
  • Không đảm bảo độ phẳng sau khi láng (cán) & lát.
  • Thiếu thiết bị trong công tác kiểm tra.
  • Không ghém nền trước khi láng (cán) nền.
  • Không bao che bề mặt sàn sau khi lát.
  • Không được vệ sinh trước và sau khi láng (cán) & lát nền.
Hotline:0966 880 718